Banner top Banner top

Dấu hiệu cơ thể nhiều độc tố các chị phải biết để thải độc sớm, giảm bệnh

Trần Khánh Trang
Thứ Bảy, 12/10/2024

Hi cả nhà, hôm nay Pan sẽ chia sẽ với mọi người về những dấu hiệu cho thấy cơ thể chúng ta đang quá tải độc tố, và cần thiết việc phải thải độc ngay nhé! Bằng chế độ eat clean, thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật, hữu cơ có thể kể đến như: đậu nành không biến đổi gen, bột đạm thuần thực vật sẽ giúp cơ thể hạn chế thấp nhất lượng độc tố hấp thụ và đồng thời giúp cơ thể thải độc, giảm mỡ tăng cơ nữa nhé!

Dấu hiệu 1: Táo bón thường xuyên, phân có mùi hôi nồng

Nếu bạn đã dùng nhiều cách như uống nhiều nước, bổ sung thêm chất xơ, massage bụng, tập luyện thể dục mà tình trạng táo bón vẫn không cải thiện tức là đại tràng cần được làm sạch. Sau hàng chục năm chứa chất thải, quanh thành đại tràng tích tụ một lượng lớn độc tố và cặn bã. Độc tố trong chất thải bị giữ lâu ngày ở đại tràng có thể thấm ngược vào máu, gây xáo trộn môi trường bên trong.

Dấu hiệu 2: Đầy hơi, chướng bụng

Mẹo trị đầy hơi chướng bụng

Đầy hơi và chướng bụng thường xuyên là do lượng khí đường ruột tăng quá mức. Đường ruột rất dễ tích tụ độc tố lâu ngày. Đặc biệt, vùng eo bụng là nơi tập trung nhiều mỡ nội tạng. Độc tố trú ngụ trong mỡ nội tạng sẽ làm tế bào mỡ phình to, chèn ép đường ruột, cản trở tiêu hóa gây nên tình trạng chướng bụng thường xuyên.

Dấu hiệu 3: Rối loạn tiêu hóa

Với mức độ thu nạp các loại độc tố từ thực phẩm gia tăng như hiện nay, đường ruột trở nên quá tải và độc tố không được thải loại triệt để. Sự tích tụ độc tố phá vỡ cân bằng môi trường đường ruột, khiến hại khuẩn sinh sôi nhiều hơn và gây rối loạn tiêu hóa với tần suất thường xuyên. Với cả nam giới và nữ giới, các dấu hiệu cảnh báo độc tố tích tụ thường liên quan đến hệ tiêu hóa.

Dấu hiệu 4: Hôi miệng, có vị kim loại trong miệng

Khi gan và thận phải làm việc hết tốc lực vì độc tố trong cơ thể quá nhiều, miệng sẽ có mùi hôi hoặc có vị kim loại. Hiện tượng này xảy ra do độc tố không thể thoát ra ngoài, tích tụ và “lang thang” trong máu khiến vị giác thay đổi. Hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố là cách hữu hiệu để loại bỏ vấn đề này.

Dấu hiệu 5: Thèm ăn mạnh mẽ

Cơ thể tích tụ độc tố có thể khiến bạn đột nhiên thèm ăn mạnh mẽ. Bạn có thể đột nhiên rất thèm các món ăn giàu tinh bột như phở, mì, hủ tíu; các loại thịt hoặc trái cây và ăn chúng liên tục với lượng lớn trong thời gian ngắn… Đột nhiên thèm ăn là dấu hiệu cho thấy cơ thể cần thanh lọc, nghỉ ngơi để điều chỉnh lại chức năng tiêu hóa và trao đổi chất.

Dấu hiệu 6: Tăng cân dù không ăn gì nhiều

Việc tăng cân và “phì nhiêu” vùng eo bụng có mối liên quan mật thiết đến sự tích tụ độc tố. Cơ chế đó cũng khiến độc tố tan trong chất béo khó được đào thải ra ngoài. Tế bào mỡ và mô mỡ theo đó ngày càng phình to. Cơ thể cũng vì vậy mà tăng cân không kiểm soát do trao đổi chất suy giảm. Độc tố còn có thể tác động xấu đến các hoóc-môn có chức năng duy trì sự ổn định cân nặng cho cơ thể.

Dấu hiệu 7: Uể oải, đau nhức thường xuyên không tìm ra nguyên nhân

Uể oải kéo dài, đau nhức không tìm ra nguyên nhân có thể là kết quả của sự tồn dư kim loại nặng trong cơ thể (chì, thủy ngân, asen, cadmium từ thực phẩm, không khí, nước…) gây hiện tượng “stress oxy hóa”. Độc tính liên quan đến các kim loại này gây tổn thương hệ thống phòng thủ chống oxy hóa nội tại của tế bào và khiến tế bào rối loạn chức năng. Đau nhức tưởng chừng vô hại nhưng có thể là sự rối loạn chức năng của tế bào do độc tố tích tụ.

Dấu hiệu 8: Năng lượng thấp, khó duy trì năng lượng cho công việc hằng ngày

Đây là trạng thái cho thấy độc tố nội sinh bên trong cơ thể đang ngày càng nhiều. Bắt nguồn từ việc thường xuyên căng thẳng, áp lực, ít vận động, sự trao đổi chất của tế bào sẽ bị cản trở khiến tế bào không thể sản sinh ra năng lượng. Hậu quả là cơ thể ở trong tình trạng thiếu năng lượng, kiệt sức.

Lưu ý về việc thải độc

Quá trình thải độc diễn ra không thuận lợi cộng thêm độc tố nội sinh gây áp lực rất lớn lên cơ thể.
Độc tố là kẻ thù đáng gờm của sức khỏe. Và khi độc tố đã tích tụ trong cơ thể một thời gian dài, len lỏi đến các tế bào, bạn nên lựa chọn cách thanh lọc cơ thể an toàn và khoa học.

Độc tố có thể tích tụ tại nhiều cơ quan
Có hai loại độc tố trong cơ thể là độc tố tan trong nước và độc tố tan trong chất béo. Độc tố tan trong nước thường dễ dàng chuyển hóa và bài tiết qua nước tiểu nhờ thận, qua tuyến mồ hôi ở da và qua đường hô hấp. Ngược lại, độc tố tan trong chất béo rất khó để đào thải ra ngoài vì chúng trú ngụ trong màng tế bào (nơi có chất béo) và các mô mỡ (kho dự trữ chất béo để cung cấp năng lượng cho cơ thể). Khi tích tụ tại những nơi này, độc tố có thể “lẩn tránh” khỏi hệ thống thải độc bên trong. Thậm chí khi được giữ trong mỡ nội tạng, độc tố sẽ bám quanh và cản trở hoạt động của các cơ quan như gan, đường ruột, phổi… và khiến các cơ quan này suy yếu.