Banner top Banner top

Sự thật chưa biết mỡ xấu, mỡ nội tạng, mỡ bụng

Hann Phạm
Thứ Năm, 15/12/2022

Mỡ là vấn đề của tất cả mọi người. Nó không chỉ khiến cơ thể trở nên nặng nề, mập mạp mà luôn tiềm ẩn các vấn đề bệnh tật như bệnh béo phì, tim mạch, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ,...

Theo Harms và Seale, mỡ trong cơ thể được chia ra 3 loại: 
1. Mỡ trắng: đây là loại mỡ không có khả năng sinh nhiệt và chiếm tỷ lệ lớn ở người trưởng thành. Tùy theo vị trí thì mỡ trắng được phân loại thành mỡ dưới da, nội tạng và mỡ ngoài tử cung. 

  • Mỡ dưới da là mỡ nằm sâu dưới da, bao gồm mỡ dưới da ở bụng, đùi, mông
  • Mỡ ngoài tử cung chiếm tỷ lệ ít nhất, nằm trong các cơ quan nội tạng như mỡ trong tế bào gan, mỡ trong tụy, trong tế bào cơ.
  • Mỡ nội tạng là chất béo bao quanh các cơ quan nội tạng như mỡ nội tạng bao quan các cơ quan đường tiêu hóa hay mỡ thượng tâm nạc bao quanh cơ tim,... Khi chất béo nội tạng vùng bụng tích tụ, bụng sẽ to ra trông thấy, gây nên hiện tượng phát triển mỡ bụng. Mỡ bụng gồm mỡ nội tạng và mỡ dưới da bụng. 

2. Mỡ nâu là loại mô mỡ sinh nhiệt. Có thể tìm thấy mỡ nâu ở các vùng kẽ, dưới vai, nách, quanh thận. Đây là loại mô mỡ có số lượng ty thể nhiều hơn. Do có một lượng lớn protein UCP1 hoạt động, mỡ nâu là cơ quan duy nhất có thể đốt cháy chất béo theo đúng nghĩa đen. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các tế bào mỡ nâu có liên quan đến sức khỏe tốt hơn. Chúng thúc đẩy giảm cân, sau đó có thể làm giảm béo phì và các bệnh liên quan khác do thừa cân gây ra, đặc biệt là khi lão hóa, với mức tiêu thụ năng lượng cao hơn khi nghỉ ngơi cao hơn. 

Các tế bào mỡ nâu cũng làm giảm nguy cơ hạ thân nhiệt và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách tăng độ nhạy insulin. Do đó, khả năng gây ra sự hóa nâu của các tế bào mỡ trắng và biến chúng thành các tế bào màu be mang lại tiềm năng cho sức khỏe tốt hơn.

3. Mỡ be: Đây là một loại mỡ nâu trong có mô mỡ trắng. Chúng hoạt động giống mô mỡ trắng bằng cách tích trữ năng lượng. Và khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp thì chúng hoạt động như mỡ nâu và tiêu thụ năng lượng tạo ra nhiệt

Tích tụ mỡ là kết quả của việc lượng calo hấp thụ vào cao hơn lượng calo được tiêu thụ. Tương đương với việc hấp thụ nhiều dinh dưỡng nhiều hơn sự phân hủy chất béo của tế bào mỡ dẫn đến tăng tích lũy chât béo và gây bệnh béo phì. Béo phì là sự tích tụ mỡ hoặc mô mỡ quá mức hoặc bất thường trong cơ thể làm suy yếu sức khỏe thông qua nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, tăng huyết áp và tăng lipid máu. Béo phì là một bệnh phức tạp và có nhiều nguyên nhân. Đây là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tử vong có thể ngăn ngừa được sau hút thuốc lá.

Hiểu rõ về mỡ trong cơ thể, các nhà khoa học đã đưa ra một số biện pháp để giảm thiểu các mỡ xấu: 

  • Nhiệt độ thấp: Do các tế bào mô mỡ có thể chuyển hóa qua nhau nên được khuyện là giảm nhiệt độ để có thể thu được nhiều tế bào mỡ nâu nhất. Bạn có thể tắm lạnh hoặc bật máy lạnh, đi ra ngoài trong trời lạnh khoảng 19 độ C là đã đủ để cơ thể sản sinh ra thêm tế bào mỡ nâu. 
  • Tập thể dục: Tăng kích thích sản sinh protein Irisin có tác dụng chuyển hóa mỡ trắng thành mỡ nâu. 
  • Ăn nhiều chất xơ hòa tan: chất xơ hòa tan cùng với nước tạo thành 1 dạng chất như gel, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa từ dạ dày đến ruột non. Ngoài ra, chất xơ hòa tan khi đên ruột già sẽ được lên mẹn thành các axit béo chuỗi ngắn-cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào ruột kết, giảm hình thành mỡ nội tạng nhờ ngăn ngừa cảm giác đói. Chất xơ hòa tan có thể tìm thấy để các dòng đạm thực vật như Orgain Superfoods 50 loại siêu thực phẩm rau củ quả
  • Ăn nhiều protein (đạm): Protein (đạm) là dinh dưỡng quan trọng nhất để tiêu mỡ, giúp giảm cơn đói nhờ tăng hormone GLP-1 cảm thấy no và giảm hormone gây đói Ghrelin. Mỗi độ tuổi, mức độ hoạt động và nhu cầu sẽ cần lượng protein khác nhau. Tuy nhiên cần chọn loại protein dễ tiêu, không gây khó chịu, stress, nổi mụn, tránh tạo áp lực cho hệ tiêu hóa như protein PVL có 4 loại enzyme dễ tiêu, lượng đạm cao

  • Tránh các chất béo chuyển hóa: Chúng là một loại chất béo nhân tạo được tạo ra bằng cách bơm hydro vào dầu thực vật. Chất béo chuyển hóa không bị hư hỏng nhanh chóng và có thời hạn sử dụng lâu hơn. Đây là lý do tại sao chúng được thêm vào thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như đồ nướng và khoai tây chiên.Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất béo chuyển hóa có thể làm tăng mỡ nội tạng và có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe
  • Tinh thần thoải mái: Căng thẳng, lo lắng ảnh hưởng đến tuyến yên tiết ra nhiều cortisol là hormone căng thẳng, dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn, ăn quá nhiều, gây béo phì hay tiểu đường,...
  • Sử dụng lợi khuẩn: Lợi khuẩn giảm hấp thụ chất béo ở ruột, 1 nghiên cứu đã cho thấy người dùng lợi khuẩn Lactobacillus gasseri giảm 8,5% mỡ nội tạng. 
     

Nguồn tham khảo: 

  1. Panuganti KK, Nguyen M, Kshirsagar RK. Obesity. [Updated 2022 Aug 8]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2022 Jan-
  2. Marlatt KL, Ravussin E. Brown Adipose Tissue: an Update on Recent Findings. Curr Obes Rep. 2017 Dec;6(4):389-396. doi: 10.1007/s13679-017-0283-6. PMID: 29101739; PMCID: PMC5777285.