Bệnh nhân ung thư hạch bạch huyết được tiếp thêm hy vọng với phương pháp điều trị mới
An Na Le
Thứ Bảy,
12/10/2024
Một nhóm nghiên cứu của Đại học Tohuku đã tìm ra một phương pháp điều trị ung thư hạch bạch huyết mới hiệu quả hơn.
Di căn hạch bạch huyết là một dấu hiệu cho thấy mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn ở bệnh nhân ung thư, và việc điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Khoa Kỹ thuật Y sinh tại Đại học Tokudo đã tạo ra một hệ thống phân phối thuốc thông qua hệ bạch huyết (LDDS), cho phép tiêm thuốc chống ung thư trực tiếp vào các hạch bạch huyết di căn. LDDS mới có tác dụng chống khối u tốt hơn so với hóa trị liệu thông thường, nhưng chỉ trên di căn hạch giai đoạn mới và khi kết hợp với chiếu xạ toàn thân (TBI).
TBI cung cấp một liều lượng bức xạ đồng nhất cho toàn bộ cơ thể, đi tới những nơi mà hóa trị liệu thông thường không làm được. TBI gần đây đã chứng minh thành công trong việc kích hoạt các phản ứng miễn dịch và thay đổi vi môi trường khối u. Mặt khác, LDDS chủ yếu được sử dụng tại chỗ để điều trị các hạch bạch huyết di căn.
Sora và các đồng nghiệp của ông đã nghiên cứu liệu pháp kép LDDS và TBI cho các hạch bạch huyết và di căn xa trên chuột thí nghiệm. Họ sử dụng tia gamma chiếu xạ (liều 1 lần 1,0 GY) và thuốc chống ung thư CDDP được điều chỉnh bằng dung môi để có áp suất thẩm thấu là 1987 kPa và độ nhớt là 11,3 mPas.
Hệ thống hình ảnh phát quang sinh học in vivo, hệ thống siêu âm tần số cao và mô học cho thấy liệu pháp mới hiệu quả hơn so với chỉ sử dụng riêng lẻ LDDS hoặc TBI. Sau khi điều trị, các gen liên quan đáp ứng miễn dịch (CD4, CD8 và IL-12b) tăng lên trong lá lách, cho thấy một phản ứng miễn dịch đã được kích hoạt.
“Khi kết hợp cả 2 phương pháp TBI và LDDS, kết quả cho thấy sự cải thiện đáng kể trong quá trình điều trị di căn hạch bạch huyết, phương pháp mới này là một điểm sáng đầy hứa hẹn để điều trị cho bệnh nhân ung thư” Sora nói thêm.
Theo SciTechDaily