Phát hiện lượng lớn vi nhựa trong não người, làm sao để giảm thiểu?
Trần Khánh Trang
Thứ Ba,
04/02/2025
Lý do chúng ta đau đầu, mệt mỏi, không khoẻ mà không rõ lý do có thể do đã có một lượng lớn vi nhựa trong não, gan, thận. Làm gì để giảm nạp vi nhựa?
1. Nghiên cứu gần đây về Vi nhựa trong não con người
Những mảnh vi nhựa cực nhỏ đang hiện diện với số lượng đáng báo động trong mô não người. Lượng này gia tăng qua các năm và được phát hiện ở cả trong gan, thận.
Vi nhựa còn được tìm thấy trong máu, tinh dịch, sữa mẹ, nhau thai và tủy xương, theo nhà nghiên cứu Matthew Campen, giáo sư Regents và các giáo sư khoa học dược phẩm tại Đại học New Mexico ở Albuquerque, Mỹ.
Các chuyên gia cho biết vi nhựa là loại nhựa đáng lo ngại nhất đối với sức khỏe con người vì những mảnh nhỏ này có thể cư trú bên trong từng tế bào.
“Lượng vi nhựa trong cơ thể người tương đương với một chiếc thìa nhựa thông thường. Điều đó có nghĩa là não của chúng ta ngày nay là 99,5% não và phần còn lại là nhựa”, nhà nghiên cứu Campen lưu ý.
Vẫn chưa rõ liệu những hạt này có phải là chất lỏng, đi vào và ra khỏi não người hay chúng tích tụ trong các mô thần kinh. Cần có các nghiên cứu thêm để hiểu cách các hạt nhựa có thể tương tác với tế bào và liệu điều này có gây ra hậu quả độc hại cho cơ thể người hay không.
2. Các đường vi nhựa đi vào cơ thể - nhận diện để giảm nạp tối đa
-
Đường tiêu hóa:
- Thực phẩm và nước uống: Microplastics có thể có trong hải sản, muối biển, nước đóng chai, và các loại thực phẩm đóng gói nhựa. Cá, tôm, mực, sò, nghêu, cua: Do vi nhựa có mặt rộng rãi trong môi trường biển, các loài hải sản có thể hấp thụ hoặc tích tụ vi nhựa qua chuỗi thức ăn. Ngoài ra còn có muối biển.
- Các nhà khoa học ước tính trung bình một người trưởng thành đưa vào cơ thể xấp xỉ 2 ngàn hạt vi nhựa mỗi năm thông qua muối.
- Thịt, cá, rau, củ đều có thể nhiễm vì chúng ăn thực phẩm, uống nước có chứa vi nhựa và rất khó để phát hiện được. Chúng ta chỉ có thể ăn sạch nhất có thể.
-
Đường hô hấp:
- Hơi không khí và bụi mịn: Các hạt nhựa mảnh có thể bay trong không khí và hít phải, đặc biệt ở những khu vực có mức độ ô nhiễm cao.
-
Các hạt vi nhựa cũng đang trôi nổi trong không khí. Một nghiên cứu được tiến hành ở Paris (Pháp) cho thấy, nồng độ vi nhựa lơ lửng không khí trong nhà là từ 3 đến 15 hạt trên một mét khối không khí, trong khi nồng độ ngoài trời thấp hơn nhiều.
-
Nhà miễn dịch học Nienke Vrisekoop, Đại học Utrecht, Hà Lan nói: "Nếu tôi giữ một miếng cá trên bàn trong một giờ, nó có thể đã thu thập được nhiều vi nhựa từ không khí xung quanh hơn là từ đại dương".
-
Qua da:
- Tiếp xúc trực tiếp: Đây là con đường ít được nhắc đến, nhưng da có thể tiếp xúc với các sản phẩm chứa hạt vi nhựa (ví dụ: mỹ phẩm) – tuy nhiên, khả năng thẩm thấu qua da còn hạn chế.
- Hạn chế sử dụng quá nhiều chai, lọ nhựa, các sản phẩm hoá mỹ phẩm mà mình không biết có đảm bảo chất lượng hay không. Sẽ thẩm thấu trực tiếp vào da. Sữa tắm, dầu gội, xà phòng thì sẽ đi vào nguồn nước rồi ra sông, bể, tiếp tục gây nhiễm vi nhựa cho các loại hải sản.
- Các hạt nhựa cũng được thêm vào mỹ phẩm như son môi, son bóng và trang điểm mắt để cải thiện cảm giác và các mặt hàng chăm sóc cá nhân, chẳng hạn như tẩy tế bào chết mặt, kem đánh răng và sữa tắm với mục đích tăng đặc tính làm sạch => ưu tiên sử dụng mỹ phẩm, đồ dùng gia đình hữu cơ.
2. Phương pháp giảm vi nhựa khỏi cơ thể
Hiện chưa có “phương pháp giải độc” cụ thể để loại bỏ vi nhựa ra khỏi cơ thể vì phần lớn các nghiên cứu vẫn đang trong giai đoạn tìm hiểu cơ chế tác động và bài tiết của chúng. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm tiếp xúc và hỗ trợ cơ thể:
-
Giảm nguồn tiếp xúc:
- Hạn chế sử dụng nhựa dùng một lần: Ưu tiên sử dụng sản phẩm thay thế bằng thủy tinh, kim loại hoặc các vật liệu tự nhiên.
- Không mua nước đóng chai nhựa, luôn mang theo mình bình thuỷ tinh hoặc bình nhựa chất lượng cao, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.
- Chọn mua thực phẩm tươi sống, hữu cơ: Giảm thực phẩm đóng gói nhựa và các sản phẩm có khả năng bị nhiễm microplastics.
- Sử dụng bộ lọc nước đạt chuẩn: Giúp loại bỏ một phần vi nhựa có thể có trong nguồn nước sinh hoạt.
- Dùng đồ từ tự nhiên như mây tre đan, túi vải, balo vải, giày dép vải,... thay vì đồ nhựa.
- Dùng hộp đựng thực phẩm bằng thuỷ tinh. Không dùng túi nilon, đặc biệt không để túi nilong vào trong tủ cấp đông hoặc tủ mát.
-
Hỗ trợ chức năng tiêu hóa và bài tiết:
- Chế độ ăn giàu chất xơ: Chất xơ giúp tăng cường hoạt động của đường ruột, hỗ trợ bài tiết các chất dư thừa.
- Tiêu thụ probiotic: Có thể cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, từ đó giúp duy trì hàng rào ruột khỏe mạnh.
- Siêng uống sinh tố, nước ép rau củ sạch. Ưu tiên dùng máy xay sinh tố có cối xay bằng thuỷ tinh sẽ giảm nhựa thêm 1 lần nữa. Không dùng các máy xay kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, nhựa không đmar bảo.
-
Môi trường sống lành mạnh:
- Giữ không gian sống sạch sẽ: Giảm thiểu bụi và các nguồn ô nhiễm không khí từ vi nhựa.
- Hỗ trợ sức khỏe tổng quát: Thực hiện lối sống lành mạnh, bao gồm tập thể dục, ngủ đủ giấc và ăn uống cân đối để cơ thể có khả năng tự bảo vệ và loại bỏ các chất độc.
Lưu ý
- Các nghiên cứu về vi nhựa vẫn đang được tiếp tục, nên khuyến cáo chủ yếu tập trung vào việc phòng ngừa chứ không phải “giải độc” sau khi tiếp xúc.
- Để bảo vệ sức khỏe, hãy theo dõi các thông báo và khuyến cáo mới nhất từ các cơ quan y tế và nghiên cứu uy tín.
Hi vọng thông tin trên đã giúp cô chú, anh chị Pan có cái nhìn tổng quan một cách ngắn gọn và dễ hiểu!