Đâu là nguyên nhân gây thèm ăn, lưu lại 4 cách giảm đói hiệu quả
Trần Khánh Trang
Thứ Bảy,
12/10/2024
Thèm ăn là trạng thái khó kiểm soát khi bữa ăn chính không thể thỏa mãn cơn đói hoặc cơ thể đang chứa nhiều nguyên nhân gây thiếu hụt năng lượng nhanh chóng. Mỗi người đều có cảm giác thèm ăn khác nhau, thông thường cảm giác này thường thoáng qua và người dễ đói thích ăn các thực phẩm chế biến sẵn có nhiều đường, muối và chất béo không tốt cho sức khỏe hơn là thực phẩm dinh dưỡng.
Cảm giác thèm ăn có thể mang lại cám dỗ khiến bạn hấp thụ thực phẩm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây ra nhiều vấn đề có hại như tăng cân, béo phì. Vì vậy, bài viết này em Pan sẽ chỉ ra nguyên nhân từ đâu gây ra cảm giác thèm ăn và ghi chú một vài bước đơn giản mà mọi người có thể thực hiện để giảm cơn đói nhé.
MỤC LỤC
Làm thế nào để giảm cảm giác thèm ăn?
Nguyên nhân của chứng thèm ăn
Các vùng não chịu trách nhiệm về trí nhớ, niềm vui và phần thưởng đóng một vai trò trong cảm giác thèm ăn. Bạn có thể cảm thấy thèm ăn khi việc nhìn thấy, ngửi hoặc nghe về một loại thực phẩm cụ thể. Ví dụ: nhìn thấy một quảng cáo về sô cô la có thể kích hoạt cảm giác thèm ăn sô cô la. Ngoài ra, sự mất cân bằng của các hormone, chẳng hạn như leptin và serotonin, cũng có thể dẫn đến cảm giác thèm ăn.
Bạn có thể tìm mua Nut Fit Meal, bộ ngũ vị hạt dinh dưỡng trong ngày buồn miệng ăn vặt bao gồm óc chó, hạnh nhân, hạt điều, macca, việt quất sấy để cung cấp cho mình lượng chất béo thực vật bổ dưỡng. Đây cũng là quà tặng cho người thân, đồng nghiệp, bạn bè khi dịp Tết đang cận kề.
Ở những phụ nữ tới kỳ kinh nguyệt, sự dao động nội tiết tố trong suốt chu kỳ cũng có thể thúc đẩy cảm giác thèm ăn đáng kể. Có hai loại thèm ăn: chọn lọc và không chọn lọc.
Thèm ăn có chọn lọc là cảm giác thèm ăn các loại thực phẩm cụ thể, chẳng hạn như thanh sô cô la yêu thích, một chiếc bánh mì kẹp thịt từ quán ăn yêu thích hoặc một túi khoai tây chiên có hương vị phô mai bắt vị.
Thèm ăn không chọn lọc là cảm giác mà bạn đều muốn ăn tất cả mọi thứ. Đây có thể là kết quả của cơn đói trầm trọng nhưng nó cũng có thể là một dấu hiệu của cơn khát. Vì vậy, bạn nên bổ sung nhiều nước để giúp giảm cảm giác thèm ăn.
Làm thế nào để giảm cảm giác thèm ăn?
Có nhiều cách khác nhau để giảm cảm giác thèm ăn không mong muốn. Bạn có thể thử các cách sau:
Giảm mức độ căng thẳng
Căng thẳng và ăn uống theo cảm xúc có thể ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe. Cảm giác căng thẳng có thể thúc đẩy việc ăn uống theo cảm xúc và cảm giác thèm đồ ăn thoải mái hơn. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2015 phát hiện ra rằng căng thẳng mãn tính có liên quan đến cảm giác thèm ăn nhiều hơn và điều này dẫn đến chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn ở những người tham gia. Hơn nữa, căng thẳng cũng có thể gây tăng cân ngay cả khi không thèm ăn bởi cảm xúc này sẽ dẫn đến nồng độ cortisol cao hơn, một loại hormone căng thẳng có thể thúc đẩy mỡ bụng.
Với Dim nội tiết hội chị em gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến chức năng nữ giới như mỡ thừa ứ đọng, béo phì, bốc hỏa, mọc mụn trứng cá, ngực chảy xệ, da nám... sẽ không còn phải lo lắng vì đây là sản phẩm chăm sóc sức khỏe phụ nữ ở mọi giai đoạn lứa tuổi. Không những thế, tinh dầu còn hỗ trợ sức khỏe sinh sản giúp tăng chất nhờn, cải thiện lớp lót chất nhầy ở tử cung. Chị em tham khảo nhé.
Uống nhiều nước
Đói và khát có thể tạo ra những cảm giác rất giống nhau, điều này có khả năng khiến mọi người nhầm lẫn giữa cảm giác khát đói. Một số người thấy rằng cảm giác thèm ăn của họ giảm đáng kể khi họ uống đủ nước suốt cả ngày.
Với PVL Protein Thực vật thuần chay, bạn cũng đã có thể cung cấp nguồn protein giàu dưỡng chất đặc biệt cho cơ thể giúp hỗ trợ tiêu hóa, tràn đầy năng lượng. Sản phẩm cũng được kiểm nghiệm tại Canada về mức độ uy tín.
Ngủ đủ giấc
Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy rằng việc thiếu ngủ có thể làm thay đổi sự cân bằng nội tiết tố của cơ thể. Sự mất cân bằng này có thể góp phần vào việc ăn quá nhiều và tăng cân. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng việc ngủ đúng giờ, đủ giấc đã khiến hormone ở những người tham gia nghiên cứu trở lại cân bằng trong cơ thể.
Ăn nhiều protein
Một chế độ ăn uống lành mạnh nên chứa nhiều nguồn protein động thực vật, vì chúng có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn. Ví dụ, kết quả của một đánh giá năm 2020 về các nghiên cứu trên động vật và thực vật cho thấy rằng ăn protein có thể ngăn chặn sự thèm ăn và giảm ghrelin, một loại hormone liên quan đến sự thèm ăn.