Banner top Banner top

Các yếu tố khiến bạn khó giảm cân dù đã ăn kiêng

Thu Uyen
Thứ Bảy, 12/10/2024

Nếu bạn đang có mong muốn giảm cân, ý tưởng đầu tiên là bạn sẽ ăn ít đi. Thực tế thì cắt giảm calo là điều bắt buộc nếu bạn muốn giảm cân hiệu quả. Nhưng chỉ chăm chăm cắt giảm calo không đúng cách, sẽ dẫn cơ thể bạn rơi vào trạng thái sinh tồn và tích mỡ nhiều hơn. Cân nặng là một dấu hiệu của sức khoẻ, những đây không phải là chỉ số duy nhất. Để duy trì cân nặng, nhất định không đơn giản là thực hành chế độ ăn kiêng thông thường. Thực tế, khả năng tiêu hoá, yếu tố di truyền và thực phẩm dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày,… ảnh hưởng trực tiếp đến việc bạn nặng bao nhiêu.

Ngoài phương pháp cắt giảm calo, cân bằng năng lượng, chế độ ăn uống hàng ngày là yếu tố tiên quyết để bạn có được cân bằng khoẻ mạnh và săn chắc.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng cơ thể.

Giảm cân lành mạnh không chỉ là chế độ ăn kiêng hay bất kì phương pháp nào cả. Đó là một lối sống bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp cơ thể bạn giảm cân lành mạnh, hiệu quả trong thời gian dài.

1. Lượng đường trong máu

Thừa cân là một trong những nguyên nhân đầu khiến cho bệnh nhân dễ dàng mắc bệnh tiểu đường do kháng insulin. Insulin là một loại hormone điều chỉnh glucose (đường) trong máu. Lượng mỡ trong cơ thể người thừa cân quá nhiều sẽ chuyển hoá đường trở nên phức tạp và khó khăn hơn.

Ở những người thừa cân, khả năng tổng hợp insulin của tuyến tuỵ giảm nên kéo theo khả năng chuyển hoá glucose giảm theo. Điều này sẽ khiến cho những người thừa cân có nguy cơ dư thừa lượng đường huyết, rất dễ dẫn đến bệnh tiểu đường. Thừa cân không phải là nguyên nhân trực tiếp tạo ra bệnh, nhưng là một trong những nguy cơ lớn dẫn đến căn bệnh này.

Chế độ ăn uống cũng là một yếu tố quan trọng không kém trong việc kiểm soát đường huyết:

  • Phối hợp đa dạng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn: protein, chất xơ, chất béo,...
  • Cân đối khẩu phần ăn: chia nhỏ các bữa trong ngày, ăn một lượng thức ăn vừa phải, không quá no, nên sử dụng đĩa để chia thức ăn,...

Nếu bạn cảm thấy đói, hãy ăn nhẹ một ít dinh dưỡng như trái cây, một ít hạt dinh dưỡng,...

2. Yếu tố di truyền

Theo nghiên cứu cho thấy đối với một số người, di truyền chiếm đến 20% trong khuynh hướng thừa cân. Hiện nay các nhà khoa học đã xác định được hơn 400 gen khác nhau có liên quan đến thừa cân. Gen gây ra thừa cân theo nhiều cách như: ảnh hưởng khẩu vị, cảm giác no, quá trình chuyển hoá, cảm giác thèm ăn, sự phân phối tỷ lệ mỡ trong cơ thể.

  • Bạn thừa cân do bố/mẹ hoặc cả bố mẹ của bạn đều thừa cân. Nếu cả bố mẹ bạn bị thừa cân thì khả năng bạn cũng thừa cân lên đến 80%.
  • Bạn không thể giảm cân ngay cả khi tăng cường các chế độ hoạt động thể chất, kèm theo đấy là chế độ ăn ít calo trong nhiều tháng.

Tuy nhiên, gen cũng có thể là yếu tố ít góp phần vào cân nặng của bạn, hoặc bạn khó kiềm lòng khi thấy nhiều thực phẩm hoặc bạn bị thừa cân nhẹ. Bạn vẫn có thể giảm cân khi thực hiện chế độ ăn kiêng và tập luyện thể dục phù hợp với cơ thể.

3. Hệ vi sinh vật đường ruột

Hệ vi sinh vật đường ruột được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân. Hệ vi sinh vật đường ruột là một cộng đồng đa dạng các vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm, virus và động vật nguyên sinh tồn tại trong ruột. Nguyên nhân làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột được chứng minh bằng các nghiên cứu về can thiệp chế độ ăn cắt giảm calo quá mức. Chế độ ăn uống được quản lý tốt sẽ cải thiện tình trạng cơ thể, đa dạng hoá hệ vi khuẩn đường ruột và làm giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì.

4. Hormone giới tính

Hormone estrogen và testosterone là những hormone chính của nam, nữ giới. Hai hormone này có mối liên quan phức tạp tới cân nặng cơ thể. Những người có testosterone thấp thường tăng cân và tăng lượng testosterone giúp tăng các thông số trao đổi chất. Estrogen đóng vai trò quan trọng trong chuyển hoá và nhận thức, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Testosterone phần lớn là giúp đốt mỡ, tăng cơ và tăng năng lượng, kích thích năng lượng. Các dấu hiệu tăng cân có thể do mất cân bằng hormone giới tính. Việc đầu tiên là cần thay đổi chế độ ăn, chỉ cần ăn uống lành mạnh, ăn carbohydrate giàu chất xơ và protein tốt.

5. Viêm


Tình trạng viêm xảy ra thường xuyên để chống lại các tác nhân có hại cho cơ thể. Khi cơ thể gặp phải những tác nhân vi phạm (như vi khuẩn, virut hoặc chất độc hại) hoặc bị chấn thương, cơ thể bạn sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch. Viêm có thể gây ra do nhạt cảm với thực phẩm hoặc chế độ ăn uống ít thực phẩm giàu dinh dưỡng, chỉ số cơ thể cao nhanh chóng nằm trong mức thừa cân. Mức độ viêm có thể được cải thiện khi cân nặng giảm, vì mô mỡ tiết ra chất trung gian gây viêm.

Viết bình luận của bạn