Banner top Banner top

Nền tảng hỗ trợ sức khoẻ đường ruột của trẻ nhỏ.

Thu Uyen
Thứ Ba, 13/09/2022

Hiện nay, các bệnh lý liên quan đến đường ruột ở trẻ em như tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, táo bón,...vô cùng phổ biến và số ca bệnh trong đó phải nhập viện điều trị chiếm một nửa. Trẻ nhỏ thường tinh nghịch và thích khám phá mọi thứ xung quanh. Điều này vô tình khiến cho vi khuẩn đi vào đường ruột của con. Do đó những vấn đề về sức khoẻ đường ruột của trẻ là điều khiến nhiều bố mẹ lo lắng.

Đường ruột yếu ở trẻ em có thể gây rối loạn tiêu hoá, đây là một trong những phản ứng rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Thường đến từ chế độ dinh dưỡng, vệ sinh thực phẩm và một số tác nhân từ bên ngoài.

Để tạo nền tảng sức khoẻ đường ruột cho trẻ nhỏ, bố mẹ nên điều chỉnh những chế độ ăn uống, lối sống hàng ngày,... để đưa con đến tuổi trưởng thành khoẻ mạnh.

1. Cung cấp thực ăn cho lợi khuẩn

Trẻ nhỏ phát triển nhờ vào lượng chất xơ, tinh bột và đường trong khẩu phần ăn hàng ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất xơ là dinh dưỡng cần thiết cho một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và giảm tỷ lệ táo bón. Nếu con bị thiếu chất xơ, khi vi khuẩn vào trong đường ruột chúng sẽ ăn các chất nhầy có tác dụng bảo vệ màng trong ruột. Nếu xâm nhập quá gần, vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và nhanh chóng dẫn đến những vấn đề rối loạn tự miễn dịch như bệnh viêm ruột, dị ứng,... Với trẻ nhỏ, chỉ cần khoảng 25gram chất xơ mỗi ngày. Các thực phẩm giàu chất xơ với trẻ nhỏ như táo, lê, đậu, bánh mì và ngũ cốc giàu chất xơ.

2. Hydrat hoá

Hydrat hoá là quá trình bổ sung nước vào cơ thể. Uống đủ nước sẽ tạo điều kiện cho các phản ứng hydrat hoá được diễn ra nhiều hơn nhằm bổ sung nước cho các cơ quan trong cơ thể. Đôi khi chúng ta quá tập trung vào chất xơ mà quên mất thành phần thiết yếu khác là con cần uống đủ nước. Theo chuyên gia dinh dưỡng cho biết, khi bạn bổ sung nhiều chất xơ nhưng không đủ chất lỏng, "nó giống như đưa thực phẩm vào ruột của bạn và làm cho vấn đề tồi tệ hơn". Vì vậy, bạn hãy bổ sung đủ nước mỗi ngày cho con nhé.

3. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục không chỉ giúp tăng cường sức khoẻ mà đây là vai trò quan trọng để cải thiện hệ tiêu hoá. Việc cho bé ra ngoài vận động, vui chơi thường xuyên sẽ mang lại những lợi ích cho bé như tăng cường hệ vi sinh vật trong ruột. Điều này sẽ giúp vận chuyển thức ăn qua đường tiêu hoá dễ dàng hơn, hạn chế chứng đầy hơi, ợ nóng và táo bón.

4. Tránh sử dụng những loại thuốc kháng sinh không cần thiết

Những loại thuốc kháng sinh có thể giúp con khỏi bệnh,  nhưng không có nghĩa là chúng không có hại gì cho con. Thuốc kháng sinh có tác dụng giết chết vi khuẩn có hại và cả có lợi. Điều này có thể vô tình gây hại hơn cho sức khoẻ của con. Cố gắng chỉ sử dụng những loại thuốc này khi cần thiết.

5. Bổ sung thêm lợi khuẩn

Các vi khuẩn hoạt động được nuôi cấy tìm thấy trong sữa chua, phô mát lâu năm,... Bạn nên cho con ăn sữa chua giàu canxi mỗi ngày, bởi vì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ phân huỷ một số đường lactose. Hiện nay nhiều loại sữa chua được bán cho trẻ chứa nhiều đường. Chính vì thế, bạn hãy tham khảo thêm vài cách làm sữa chua khoa học và thực hiện ngay tại nhà để đảm bảo sức khoẻ cho bé.

Bố mẹ thân yêu, để chăm sóc sức khoẻ cho trẻ nhỏ là cả quá trình dài nhưng hãy cố gắng cùng các con. Chúng ta hãy bắt đầu từng bước một, bạn hãy truy cập trang blog của Pan để nhận nhiều thông tin hữu ích nữa nhé!

 

Viết bình luận của bạn