Ruột rò rỉ có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách chữa trị
Hann Phạm
Thứ Bảy,
12/10/2024
Từng là một hội chứng khó chẩn đoán phát hiện, ruột rò rỉ đang dần được chú ý gần 10 năm nay trong thế giới y học. Rò rỉ ruột (leaky gut syndrome-LGS) là sự gia tăng tính thấm của lớp niêm mạc ruột, gây kích thích các phản ứng quá mẫn đối với thức ăn và hệ tiêu hóa, khiến các phân tử thức ăn kích thước lớn, nội độc tố hay kháng nguyên đi vào thẳng mạch máu và quay lại gan.
Hệ tiêu hóa là một hệ thống kéo dài từ miệng đế hậu môn, bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già.
Bên cạnh vai trò tiêu hóa thức ăn, hệ tiêu hóa còn có vai trò miễn dịch với các màng biểu mô chứa các vùng Peyer của bạch huyết, điều phối các hoạt động miễn dịch.
Triệu chứng thường gặp của ruột rò rỉ biểu hiện ở nhiều cơ quan bộ phận do làm các chất độc đi vào mạch máu đến khắp cơ quan:
- Dị ứng thức ăn
- Có vấn đề về tim mạch
- Trầm cảm, căng thẳng, stress lo lắng
- Bệnh tiêu hóa
- Mệt mỏi thường xuyên
- Đau khớp
- Suy giảm trí nhớ, hay quên
Nguyên nhân gây ra ruột rò rỉ
Nhiều yếu tố góp phần làm cho ruột bị rò, bao gồm yếu tố di truyền cũng như yếu tố khác trong chế độ ăn, sinh hoạt như:
- Chế độ ăn uống: Giàu chất béo, tinh bột carb; Thực phẩm nhiều đường, sữa, gluten. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất béo bão hòa kết hợp với nhiều carb sẽ gia tăng tỷ lệ rò rỉ ruột và độc tố lưu thông trong máu cao hơn. Đường và các chất ngọt nhân tạo như đường tinh luyện làm mất đi sự kết nối của các protein, gây tình trạng lỏng lẻo, rò rỉ. Ngoài ra, lactose có trong bơ sữa động vật làm tăng vi khuẩn Clostridium kích thích ruột.
- Độc tố: Tích tụ độc, chất thải cặn bã trong ruột lâu năm; Nhiễm virus đường ruột; Nhiễm độc hóa chất như thuốc trừ sâu, thủy ngân, thuốc diệt cỏ,... phá hủy hệ vi sinh đường ruột.
- Lối sống: Sử dụng ma túy, rượu nhiều tạo các acetaldehyde tăng tính thấm của ruột, xơ gan; Căng thẳng stress mãn tính lâu dài tăng sự hiện diện các cytokine gây viêm, tổn hại tính toàn vẹn của hàng rào ruột; Rối loạn hệ vi sinh đường ruột, tăng giảm một số loài, đặc biệt Candida thay đổi có thể dẫn đến ruột rò rỉ.
- Bên trong cơ thể: Gen di truyền; phản ứng tự miễn dịch, chấn thương, rối loạn các chất dẫn truyền
Do liên quan đến lưu thông độc tố trong mạch máu, rò rỉ ruột gây ra các bệnh không chỉ liên quan đến hệ tiêu hóa như:
- Bệnh viêm ruột: Crohn, viêm loét đại tràng
- Bệnh tiểu đường tuýp 1 (gặp ở vị thành niên)
- Các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp
- Bệnh tuyến giáp
- Dị ứng, hen suyễn
- Nhạy cảm với gluten, bệnh Celiac
- Tự kỷ
- Rối loạn tâm thần
- Bệnh Parkinson
Kiểm tra ruột bị rò rỉ như thế nào?
Hiện nay có 2 phương pháp có thể được sử dụng:
- Xét nghiệm lactulose/mannitol: đây là xét nghiệm đơn giản có thể phát hiện rò rỉ ruột. Bạn sẽ lấy nước tiểu vào buổi sáng, sau đó uống hỗn hợp đường gồm lactulose và mannitol. Sau 6 tiếng, lấy lại mẫu nước tiểu và đợi kêt quả xét nghiệm.
- Xét nghiệm zonulin: đây là xét nghiệm máu, phát hiện kháng thể zonulin có trong máu hay không, từ đó xác định tình trạng hàng rào ruột.
Các biện pháp hạn chế cải thiện ruột rò rỉ
Bạn có thể chủ động ngăn ngừa hội chứng bằng cách tuân thủ theo một chế độ ăn lành mạnh, thanh lọc cơ thể và tránh các chất độc, hóa chất.
- Hạn chế tiêu thụ những chất béo bão hòa, nhiều carbs. Sử dụng các chất béo lành mạnh quan trọng như omega-3 từ tảo biển sạch, an toàn, chứa hàm lượng DHA và EPA cao. Dùng viên giảm hấp thụ tinh bột để kiểm soát lượng tinh bột cơ thể nhận.
- Không sử dụng thực phẩm chứa gluten, hạn chế đường và chất tạo ngọt nhân tạo.
- Có thể chuyển sang dùng sữa thực vật không có lactose như sữa hạt 36 loại hạt dinh dưỡng cao cấp hoặc đạm protein PVL lên men đầy đủ chất thay bữa ăn, bổ sung năng lượng.
- Bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột thông qua sữa hoặc các sản phẩm bổ sung hàng ngày như Optibac men vi sinh cao cấp UK hoặc enzyme tiêu hóa.
- Giải độc gan thường xuyên, giảm áp lực cho gan, ngăn ngừa tích chất độc, xơ gan bằng tinh bột nghệ từ Nhật Bản hoặc viên kế sữa chuyên thải độc gan Canada
- Bổ sung các chất khác như Vitamin D3, kẽm, L-Glutamine, quercitin trong bữa ăn.