Banner top Banner top

Sách điện tử "Ngủ ít vẫn khỏe"

Lê Quang
Thứ Bảy, 03/06/2023

Cô/Chú, Anh/Chị nhà mình đọc tới cuối bài để nhận link sách "Ngủ ít vẫn khỏe" nhé.

"Ngủ ít vẫn khỏe" - cuốn sách dành cho người muốn có thêm thời gian tận hưởng cuộc sống hạnh phúc

Có thể nói, chất lượng giấc ngủ là một nhân tố quyết định chất lượng cuộc sống của chúng ta. Chúng ta không thể có một ngày vui vẻ và tràn đầy năng lượng nếu đêm hôm trước phải chật vật đưa mình vào giấc ngủ. Cuốn sách Ngủ Ít Vẫn Khỏe của tác giả Tsubota Saturo sẽ cung cấp cho anh chị em nhà Pan một tư duy mới về giấc ngủ chất lượng và những phương pháp rút ngắn thời gian ngủ nhưng cơ thể vẫn dồi dào năng lượng.

Ttác giả Tsubota Saturo là tiến sĩ y học có 20 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu giấc ngủ con người. Người Nhật Bản có chung một đặc điểm là cường độ lao động lớn, do vậy, tác giả luôn tập trung nghiên cứu để tạo ra những phương pháp ngủ tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sức khỏe.

Nội dung sách Ngủ Ít Vẫn Khỏe

Người Việt thường nói: “Ăn được ngủ được là tiên”, ngụ ý ăn càng khỏe, ngủ càng nhiều thì sức khỏe càng được cải thiện. Tuy vậy, một giấc ngủ chất lượng không phải giấc ngủ dài. Nhiều người ngủ hơn chục tiếng một ngày nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và thèm ngủ sau khi thức dậy. Trên thực tế, một giấc ngủ tốt phải là sự kết hợp thời gian và chất lượng giấc ngủ.

Cuốn Ngủ Ít Vẫn Khỏe được viết ra nhằm giải quyết các vấn đề:

  • Ngủ bao lâu cũng không hết cảm giác mệt mỏi
  • Luôn thức dậy buổi sáng trong trạng thái uể oải
  • Dễ bị tỉnh giấc, trằn trọc cho đến nửa đêm
  • Không đủ thời gian dành cho giấc ngủ
  • Trải qua mỗi ngày với quỹ thời gian eo hẹp

Trong cuốn Ngủ Ít Vẫn Khỏe, tác giả đưa ra 4 bước để có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ trong khi rút ngắn thời gian ngủ trong ngày. 

  1. Bước 1: Nâng cao hiệu quả giấc ngủ bằng kỹ thuật “ngủ ngay lập tức – dậy ngay lập tức”
  2. Bước 2: Nâng cao chất lượng giấc ngủ, phục hồi triệt để não bộ và cơ thể
  3. Bước 3: Áp dụng năm phương pháp “ngủ tạm thời” để tỉnh táo suốt cả ngày
  4. Bước 4: Biết “thức dậy lúc 5 giờ sáng” trở thành thói quen trong 2 tháng

Do mỗi cơ thể có đồng hồ sinh học riêng, nên việc ngủ 8 tiếng mỗi ngày có thể không phù hợp hoàn toàn với tất cả mọi người. Một số cơ thể có thể cần ngủ nhiều hơn 8 tiếng, trong khi đó, một số khác có thể cần ít hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là chất lượng giấc ngủ. Việc ngủ có dễ dàng không, có ngủ sâu không, có bị thức giấc giữa đêm không và cảm thấy sảng khoái khi thức dậy là các yếu tố cần được chú ý. Với anh chị thường xuyên không ngủ đủ giấc hoặc bận rộn với công việc, giảm thiểu thời gian ngủ nhưng vẫn giữ được sức khỏe, anh chị có thể tìm đọc cuốn sách này để có những giải pháp hữu ích.

Cuốn sách được chia thành 4 phần

  • Kĩ thuật nâng cao hiệu quả bằng: Ngủ ngay lập tức – Dậy ngay lập tức
  • Những phương pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ
  • Năm phương pháp “ngủ tạm thời” để tỉnh táo cả ngày
  • Biến thức dậy lúc 5h sáng thành thói quen trong 2 tháng

Đặc biệt, em Pan bật mí một phần nhỏ trong cuốn sách về kiến thức mà nhiều anh chị thường thắc mắc: Bằng cách nào để việc khi bước lên giường là ngủ ngay?

  • Đầu tiên hãy sử dụng đúng mục đích của giường - chỉ phục vụ duy nhất một hoạt động của con người là ngủ. Đơn giản là vậy. Đừng để bất kỳ hoạt động gì diễn ra ở trên giường.
  • Hãy chọn cho mình những bộ đồ ngủ, và những bộ đồ đó chỉ có duy nhất một nhiệm vụ là mặc đi ngủ. Giống như cái giường của chúng ta, cứ hễ nhìn thấy giường là mắt muốn nhắm lại rồi.
  • Cái thứ ba tác giả sử dụng cái tên rất kiêu kỳ đó là "nghi thức trước khi ngủ". Bạn thử đoán xem đó là nghi thức gì. Nó cũng đơn giản là các việc mà ta hay làm hằng ngày như: thay đồ ngủ, đánh răng, móc màn, kéo rèm,.. Vì sao chúng ta cần làm vậy? Vì chúng ta muốn tạo ra cho não một thói quen rằng khi những hành động đó xuất hiện thì não tự động bật công tắc đi ngủ lên.
  • Và để có thể có được tâm trí thật thoải mái và thật hạnh phúc khi bước lên cái giường ấm êm của mình, mình nghĩ hãy viết một bài viết ngắn, chỉ đơn giản là bạn viết thôi, cứ viết tẩt cả những gì mình muốn viết, đơn giản là vậy thôi. Bài tập này có một tên khác là journaling ấy, bạn có thể tìm hiểu thêm nhé. ah, ở đây mình khuyến khích viết bằng bút và giấy, nhân tiện luyện chữ đẹp luôn. Mình nói giỡn chớ, viết bằng giấy thì mình dễ chìm vào giấc ngủ hơn là viết bằng máy tính như mình nè.
  • Và theo mình, bước cuối cùng đó là hãy vỗ về giấc ngủ và yêu thương giấc ngủ của mình. Vì sao mình gọi là vỗ về và yêu thương giấc ngủ? Vỗ về theo mình là hãy tập hít thở sâu trước khi đi ngủ, kiểm tra xem toàn bộ cơ thể mình có chỗ nào khó chịu và chỗ nào không bình thường không. Bài tập này còn có tên khác là body scan ấy, bạn có thể tìm hiểu thêm nè. Yêu thương giấc ngủ với mình là lòng cảm ơn cuộc đời và cầu chúc cho mình và tất cả mọi người được bình an và có sức khỏe.

Nhận xét chung

Ngủ Ít Vẫn Khỏe là cuốn sách bổ ích, đem đến cho chúng ta nhiều tri thức mới về sức khỏe nói chung và về giấc ngủ nói riêng. Áp dụng được những kiến thức trong sách, bạn sẽ nâng cao được chất lượng giấc ngủ và tiết kiệm được kha khá thời gian thay vì những giấc ngủ dài mà vẫn mệt mỏi.

Nhờ vào phương pháp ngủ ngon trong 5 tiếng của Tiến sĩ Tsubota, anh chị có thể nâng cao chất lượng ngủ cho mình, cho dù bạn chỉ ngủ trong một thời gian ngắn nhưng toàn bộ những mỏi mệt mà não bộ và cơ thể phải chịu đựng trong suốt một ngày dài sẽ biến mất. Và, thức dậy lúc 5 giờ sáng sẽ trở thành thói quen của bạn.

NHẬN SÁCH TẠI ĐÂY

Em Pan gửi mình sách điện tử Ngủ ít vẫn khỏe, mình nhấp tại đây và tải về cùng đọc, áp dụng nhé. Chúc anh chị em nhà mình luôn dồi dào sức khỏe, ngủ ngon, luôn tươi cười và hạnh phúc.

Viết bình luận của bạn