Banner top Banner top

Các bước ăn khoa học, thực tế giảm đau, viêm, kích thích dạ dày, đường ruột của Health Coach Trang Tran

Trần Khánh Trang
Thứ Bảy, 12/10/2024

Các chị thân mến, 
Em Trang Tran và đội ngũ Pan Happy đã từng trải qua cảm giác viêm dạ dày/trào ngược dạ dày/đau/kích thích dạ dày/ruột,... các vấn đề của Hệ tiêu hoá. Ngay khi gặp các vấn đề này, việc đầu tiên cần làm là theo dõi cơ thể và chuyển sang chế độ ăn uống - sinh hoạt - nghỉ ngơi phù hợp, nếu có thời gian, các chị nên đi khám luôn thay vì tự chẩn đoán. 

Dưới đây là các bước ăn uống khoa học dựa trên các nghiên cứu khoa học và trên trải nghiệm của chính em Trang trong 2 tuần công tác vừa qua: Có dấu hiệu viêm dạ dày cấp tính (tạm thời, ngắn ngày) và sau đó nhờ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp (cần rất nhiều sự thay đổi thật sự nghiêm túc) thì em đã hết hoàn toàn (trộm vía). Bất kì ai trong anh chị em mình, từ bác sĩ đến các Health Coach chuyên nghiệp có chứng chỉ như em Trang đều có thể gặp 1 vấn đề sức khoẻ vào 1 thời gian nào đó. Nó có thể diễn ra rất ngắn thôi nhưng nếu chúng ta để cơ thể tự gồng lên chống chọi mà không có sự ra tay giúp đỡ, thì có khả năng sẽ bị đau, mệt,... lâu hơn hoặc thậm chí chuyển đổi thành mạn tính.

Ví dụ về viêm dạ dày, gồm 2 tình trạng dưới đây: 

1. Viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp là tình trạng trạng dạ dày bị viêm cấp tính do nhiều nguyên nhân: thuốc kháng sinh, rượu bia, các thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, ăn nhiều thịt đỏ chế biến hoặc ăn vội nhai không kĩ dấn đến khó tiêu, nước ngọt có ga, đồ ăn có nhiều đường, ăn không đúng giờ, vừa ăn vừa làm việc khác, bị táo bón và stress bên trong từ lâu,...

Với trải nghiệm của em Trang và phần lớn chị em mà em Trang gặp thì là do uống nhiều cafe/chất kích thích, sinh hoạt không điều độ, bị stress căng thẳng quá nhiều do công việc hoặc gia đình. 

Người bệnh thường sẽ nhận biết được viêm dạ dày cấp tính ngay khi các triệu chứng phát ra.

Những triệu chứng chủ yếu là cơn đau thượng vị, gây ra những bất tiện khó chịu trong hoạt động ăn uống. Ngoài ra chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, bụng phình to, cảm giác nuốt không trôi,... là cảm giác thực tế phần lớn anh chị em xung quanh em Trang thấy. Đây là các triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh và cũng sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn, dao động từ 5 – 7 ngày.

Người bệnh viêm dạ dày cấp tính có thể không cần điều trị, chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng để giảm thiểu và hỗ trợ dạ dày phục hồi tổn thương.

bệnh viêm dạ dày

2. Viêm dạ dày mạn

Viêm dạ dày mạn xảy ra phần lớn là do vi khuẩn HP. Bệnh diễn biến từ khi nào không rõ, bệnh thường không có triệu chứng, chủ yếu là phát hiện được do khi nội soi dạ dày. Viêm dạ dày mạn có thể tiến triển thành viêm teo, dị sản ruột, và tiến triển thành các tổn thương tiền ung thư dạ dày cũng như tăng nguy cơ ung thư dạ dày cho người bệnh.

(Nguồn thông tin viêm dạ dày cấp, dạ dày mạn, ảnh: BV Tâm Anh)

TÓM LẠI:
Theo em Trang, nếu như 5-7 ngày không khỏi dù đã thay đổi toàn bộ chế độ ăn uống, các chị nên sắp xếp để đi khám sớm nhất có thể để được các Bác sĩ chẩn đoán nha. 

3. Cải thiện quá Chế độ ăn và Sinh hoạt 

Quy tắc chung: Ăn thực phẩm DỄ NUỐT, ưu tiên ĂN LỎNG NHƯNG PHẢI ĐỦ CHẤT, đi ngủ sớm, thở, uống nước, nói chung làm việc NHẸ NHÀNG, CHẬM RÃI không nhanh, vội. Đặc biệt ăn phải nhai kĩ. 

- Uống nước: Uống giấm táo pha loãng cực kì tốt. Sau đó là trà gừng ấm. Các loại nước có lợi khuẩn tốt như protein đạm, nước mía không đường, nước ép không đường... uống nhiều hơn người bình thường nhưng UỐNG CHẬM từng ngụm nhỏ. 

- Ăn tinh bột: Khi bị đau dạ dày việc sử dụng không đúng cách nhóm thực phẩm này sẽ khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn, ưu tiên các tinh bột dễ tiêu nhất như: cháo (ít gia trị, chế biến ít thành phần, ưu tiên cháo có rau củ thái nhỏ). Tóm lại, ưu tiên các tinh bột DỄ NUỐT, dễ trôi mà không cần ăn nhiều. Nếu ăn cơm, ưu tiên cơm, các hạt nấu nát, nhai dễ ra nước để dễ nuốt và không tốn enzyme tiêu hoá nhé ạ! 

- Ăn đạm: Ưu tiên đạm thực vật dễ tiêu ở dạng lỏng nhất. Thực sự nên dùng Đạm Protein thực vật thì mới dễ nạp đủ cả đạm, cả sắt, canxi có sẵn trong khẩu phần Đạm PVL săn cơ/đạm DY/đạm Quốc dân,... Mỗi ngày nên uống đạm thay ít nhất 1 bữa để giáp áp lực cho dạ dày, đường ruột trong việc tiêu hoá. Ngoài ra, khi bị chướng bụng, khó tiêu, táo bón... thì uống sẽ giúp đỡ khó chịu ở vùng ngực và mau cải thiện hơn.

+ Các loại thịt khác nên ăn chỉ gồm cá tôm nhỏ, thịt cá nhỏ, các cá mềm dễ nuốt, chế biến đơn giản, tránh ăn kho mặn và tuyệt đối không nên ăn rán vì dầu mỡ cực kì cần kiêng trong những ngày này nhé ạ.

+ Uống thêm sữa hạt tự nấu tại nhà không đường nếu muốn. Tuyệt đối cũng không dùng đường tinh luyệt vì chất béo xấu + đường tinh luyện là kẻ thù của dạ dày. 

- Ăn chất béo tốt: Uống đủ Omega-3 ngày 2 viên sau khi ăn vì chất béo tốt GIÚP KHÁNG VIÊM, GIẢM VIÊN nhanh hơn. Điều này đã được chứng minh bởi khoa học, rất cần thiết đặc biệt khi chúng mình đang khó tiêu và không nuốt được nhiều cá. Ăn salad với dầu olive. Ăn các loại hạt chia lanh gai dầy và uống thêm sữa hạt để tăng chất béo tự nhiên.

- Ăn chất xơ:  Việc bổ sung chất xơ cho cơ thể sẽ giúp cho hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh hơn, đồng thời hạn chế được những trở ngại trong quá trình tiêu hoá thức ăn. Cực kì quan trọng. 

+ Sinh tố rau củ, nước ép rau củ - ưu tiên uống KHÔNG LẠNH, không đá.
+ Ăn đa dạng các loại rau dễ nuốt, ít xơ không hoà tan như xà lách, mùng tơi, các loại rau củ nấu mềm dễ nhai và nhanh nhát
+ Ưu tiên ăn đu đủ, chuối, dứa, tránh các quả khó nuốt khó nhai hoặc các quả có khả năng gây tắc ruột như hồng xiêm, ổi, sung, các quả nhiều nhựa, nhiều xơ
+ Uống 1 thìa đạm thực vật DY UK vì có inulin chất xơ rất đỉnh cho hệ tiêu hoá và có thêm enzyme để hỗ trợ phân huỷ thức ăn dễ dàng hơn.

- Ăn Vitamin và khoáng chất: Góp phần thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương của niêm mạc diễn ra nhanh hơn: Ăn đa dạng các rau củ trái cây và thực phẩm sẽ nạp tương đối đủ vitamin và khoáng chất rồi đó ạ. Còn các vitamin khác như Canxi, magie,... nếu đang nạp vẫn nạp tiếp bình thường ạ. Lưu ý uống chậm từng viên. 

- Tuyệt đối tránh: Rượu, bia, thuốc lá, đồ có cồn, ĐƯỜNG và các thực phẩm quá ngọt, các món ăn nhiều chất béo xấu.

4. Sinh hoạt trong thời gian đau/viêm dạ dày/khó chịu đường tiêu hoá

- Đi chậm, đi nhẹ nhàng, tránh đi nhanh và liên tục không nghỉ. Em Trang khi di đi công tác phải đi rất nhiều và có lúc đau bụng dữ dội, cần tìm chỗ ngồi ngay, ngồi im trong tư thế thoải mái nhất để cơ thể không bị mệt và kiệt sức. 
- Tập thở đều, thở sâu, không thở gấp.
- Ăn tập trung, ăn chánh niệm, TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĂN VỘI, NHAI RỐI. Nhai đến khi thực phẩm nát như nước và nuốt dễ dàng nhất vào cơ thể.
- Vận động nhẹ tránh chạy nhảy quá mạnh. Ưu tiên yoga, đi lại nhẹ nhàng.
- Ngủ đúng giờ không ngủ muộn.
- Tìm các biện pháp làm thư thả đầu óc, tuyệt đối giảm stress: Ví dụ ngồi vườn ngắm hoa, tưới cây, dắt chó đi chơi, đọc sách, làm các món nước ép... Chú yếu LÀM MỌI VIỆC THẬT CHẬM nhất có thể sẽ giúp cải thiện nhanh hơn nhé ạ!

Đọc thêm các dinh dưỡng CỤ THỂ để cải thiện đau/viêm dạ dày/đường ruột khó chiu, khó tiêu tại đây nhé ạ: Các thực phẩm kháng viêm cần cho Viêm dạ dày/viêm khớp/viêm da,... rất quan trọng

Các cô chú, anh chị tham khảo để cải thiện nhé ạ! Thực tế em Trang đã chia sẻ cho nhiều chị em và mọi người khắc phục trong vòng ít hơn 1 tuần.
Tuy nhiên để tránh tái phát (rất dễ tái phát nếu không vào guồng hiệu quả), các anh chị hãy duy trì thói quen ăn uống trên càng lâu càng tốt vì nó cũng là thói quen ăn uống giúp sống trường thọ và healthy, trẻ lâu hơn nhé ạ!

[Tiếp tục cập nhật]