Banner top Banner top

Cách phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ, áp dụng cho cả người có tuổi

Trần Khánh Trang
Chủ Nhật, 01/10/2023

Trung bình mỗi ngày, Trung tâm đột qụy, BV Bạch Mai tiếp nhận từ 40-50 ca bệnh đột quỵ, trong đó có khoảng 15-20% bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi.

Đột quỵ ở người trẻ là gì?

Trong chuyên ngành đột quỵ, người trẻ là những người dưới 45 tuổi. So với cộng đồng người bệnh nói chung, người trẻ có những đặc điểm, những căn nguyên gây đột quỵ ở người trẻ trở nên đặc thù hơn, chẳng hạn những bệnh lý về di truyền - đặc biệt là những bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Đối với đột quỵ có thể chia làm 3 loại bao gồm:
- Đột quỵ thiếu máu não hay còn gọi là đột quỵ nhồi máu não. Đây là loại đột quỵ chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
- Đột quỵ chảy máu não, tức là mạch máu não vỡ ra và gây chảy máu trong não.
- Đột quỵ chảy máu dưới nhện.

Dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ

Với những bệnh nhân đột quỵ, thời gian là vàng. Bệnh nhân cần được phát hiện sớm và đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Vì vậy, Hội đột quỵ thế giới hình thành nên bộ dấu hiệu áp dụng cho cộng đồng có thể biết bệnh nhân đang có dấu hiệu đột quỵ viết tắt là FAST.

F: Face - (mặt) bệnh nhân méo miệng.

A: Arm - tay chân một bị tê bì, yếu tùy theo từng mức độ.

S: Speech - giọng nói. Bệnh nhân nói ngọng, giọng nói bị thay đổi.

T: Time - thời gian. Đây là yếu tố rất quan trọng. Cần phải xác định chính xác thời gian bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ để khi bệnh nhân nhập viện bác sĩ có thể xác định được giờ vàng của bệnh nhân. Từ đó đưa ra chiến lược cấp cứu và điều trị.

Một số bệnh nhân có thể biểu hiện một trong các triệu chứng FAST. Tuy nhiên có thể biểu hiện thoáng qua dưới 24 giờ hoặc bệnh nhân chỉ có biểu hiện trong vòng 1-2 giờ đồng hồ, sau đó trở về bình thường.

Nếu bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoáng qua không nhập viện, không thăm khám các yếu tố nguy cơ đột quỵ thì tỷ lệ tái phát và diễn biến thành nguy cơ đột quỵ rất cao. Thậm chí bệnh nhân có thể xuất hiện nhồi máu não nhẹ sau đó nặng dần.

Khuyến cáo bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng như thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ nhẹ (sau đó có thể khỏi) nên nhập viện sớm để khảo sát các yếu tố nguy cơ. Từ đó bác sĩ đưa ra các phác đồ điều trị, tránh trường hợp tái phát.

Vì sao người trẻ (và cả người có tuổi) bị đột quỵ?

Như các chị Pan có thể thấy, một lối sống chưa khoa học có thể là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ hoá của đột quỵ. 71% những người sau đột quỵ sẽ mất/giảm sức lao động.

Các nguyên nhân gồm có:
- Lối sống ăn uống thiếu khoa học, lười vận động, áp lực công việc khiến tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ ngày càng tăng. 1 số bạn trẻ thức quá khuya và tắm quá muộn. Tắm xong vào phòng điều hoà ngay.
- Những căn nguyên bệnh lý di truyền hoặc có những tổn thương dị dạng mạch máu não. 
- Tăng huyết áp do lối sống sinh hoạt hàng ngày. 
- Một số căn nguyên do di truyền như bệnh lý tim mạch, bệnh lý dị dạng mạch máu não hình thành tổn thương ngay từ khi còn nhỏ.
Hút thuốc lá thường xuyên: Theo thống kê, có khoảng 50% người bị đột quỵ trẻ tuổi có sử dụng thuốc lá thường xuyên hoặc những người hút thuốc lá thụ động. Trong điếu thuốc lá có chứa khoảng 7000 chất độc hóa học, các chất độc này được vận chuyển vào máu sau khi hấp thu vào phổi, từ đó phá hủy các tế bào trong cơ thể, tăng nguy cơ vữa xơ, tổn thương mạch máu não.
- Rối loạn chuyển hoá mỡ máu: Chói quen ăn uống có hại cho sức khỏe như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,... sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạch máu.
- Bệnh béo phì, ít vận động: Khoảng 10% người trẻ tuổi bị đột quỵ có thừa cân (chỉ số khối cơ thể BMI >30), ngoài ra các chỉ số tại vòng bụng, hông còn có mối liên quan chặt chẽ hơn đến nguy cơ đột quỵ.
- Đái tháo đường và tăng huyết áp: 30% đột quỵ ở người trẻ tuổi là do đái tháo đường và bệnh tăng huyết áp là khoảng 10%. Do thói quen ăn uống không lành mạnh, ô nhiễm môi trường khiến độ tuổi mắc tiểu đường càng trẻ.
- Sử dụng các chất kích thích: Các chất kích thích gây đột quỵ ở người trẻ tuổi chủ yếu là rượu bia. Các loại rượu nặng có liên quan chặt chẽ đến sự gia tăng chảy máu não.

Tóm lại, thay đổi lối sống sẽ giảm nguy cơ tối đa các chị Pan nhé. Mình nhớ làm theo, nhắc người thân, đặc biệt là các bạn trẻ vẫn đang rất "tự mãn" về sức khoẻ của mình. 

Điều trị đột quỵ như thế nào?

Để điều trị đột quỵ ở người trẻ và đột quỵ nói chung phụ thuộc nhiều vào thời gian bệnh nhân được đưa tới bệnh viện. Nếu trong khung giờ vàng, sẽ sử dụng chiến lược điều trị tối cấp cứu. Ví dụ bệnh nhân bị nhồi máu não cấp đang còn trong giờ vàng (xảy ra trong vòng 4,5 tiếng), bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết có chức năng tiêu cục máu đông gây ra nhồi máu não.

Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ

Để phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ, người dân cần thay đổi lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó giảm các yếu tố nguy cơ để phòng ngừa đột quỵ. Nếu có bệnh lý tim mạch cần đi khám định kỳ sử dụng thuốc dự phòng đột quỵ chặt chẽ và kiểm soát huyết áp.

Quan trọng nhất vẫn phải thay đổi lối sống như:
- Tăng cường vận động về thể chất và giải tỏa tinh thần. Hạn chế những stress, căng thẳng trong cuộc sống. Chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng hoặc có thể tập nhảy dây, aerobics, đạp xe,... tại nhà. Nên duy trì 3-5 lần/tuần, mỗi lần 30 phút đã rất tốt rồi các chị Pan nhé! 
- Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng thừa cân béo phì. Các chị chưa biết cách giảm cân khoa học, nhắn lại Pan ngay tại Zalo 0964 821 468 để được hỗ trợ ạ. 
- Thực hiện lối sống ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn nhiều muối, ăn đồ ăn khiến cơ thể dư thừa chất béo. Tốt nhất là tự nấu và ưu tiên hấp, luộc, giảm muối tối đa. 
- Tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, bia, rượu.
- Ăn chế độ đa dạng rau xanh, ít thịt đỏ để giảm lượng cholesterol xấu. Ăn các chất béo Omega-3 tốt để nâng cao sức khoẻ tim mạch từ bơ, dầu olive tự nhiên, hạt chia, hạt lanh, hạt gai dầu, hạnh nhân, óc chó. 
- Đi ngủ sớm dậy sớm thay vì thức khuya dậy muộn. 
- Nghỉ ngơi thực sự, tránh làm việc quá sức, kiệt sức, dẫn đến suy nhược cơ thể, dễ bị mắc rất nhiều bệnh. 

Không ăn, giảm tối thiểu các thực phẩm sau:
- Thuốc lá, rượu bia, nước ngọt có ga
- Các món chiên xào dầu mỡ, đặc biệt là dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần
- Đường tinh luyện, các món nhiều đường, có vị ngọt nhiều.
- Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu… có chứa hàm lượng cao chất béo bão hòa, loại chất béo này làm tăng nguy các bệnh về tim mạch, gây tắc nghẽn động mạch do tích tụ các mảng xơ vữa. Do đó, nên hạn chế cho người bị tai biến sử dụng các loại thực phẩm này.
- Muối: Muối có thể gây tích nước và làm tăng huyết áp cho cơ thể, gây ra nguy cơ tái phát mạnh đối với bệnh đột quỵ. Vì vậy, nên tránh sử dụng nhiều muối trong bữa ăn hằng ngày. Hạn chế cho người bị đột quỵ dùng những thức ăn từ thực phẩm đã chế biến và đóng hộp, các loại thức ăn nhanh.

Các dinh dưỡng được gợi ý giảm nguy cơ bệnh tim mạch hoặc đột quỵ

1. Đạm thực vật 5 trong 1 PVL - thay thế toàn được cho thịt đỏ nhờ có đủ tất cả các axit amin thiết yếu thay thế trọn vẹn cho thịt. Theo các Bác sĩ, ăn quá nhiều thịt đỏ lại không tốt và gây nhiều nguy cơ với sức khoẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ thịt đỏ thường xuyên với một số vấn đề sức khỏe như bệnh tim, một số bệnh ung thư, các vấn đề về thận và tiêu hoá…

Thịt đỏ chưa qua chế biến nhiều nạc như thịt thăn hoặc thăn lợn có thể tốt cho sức khỏe hơn các loại khác. Điều này là do chúng chưa qua chế biến và không chứa dư thừa muối, chất béo hoặc chất bảo quản.

Các loại thịt đỏ đã qua chế biến như: thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích… còn có hại hơn nhiều nhé các chị Pan. 

Ăn quá nhiều thịt đỏ là yếu tố nguy cơ của một số bệnh như mỡ máu cao, tim mạch, ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Đây là kết luận của Quỹ phòng chống ung thư quốc tế dựa trên việc tổng hợp và phân tích dữ liệu từ nhiều nghiên cứu về tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến sẵn trên các nước và các dân tộc khác nhau.

Các chị Pan xem cách ăn kết hợp Đạm Động Vật và Đạm Thực Vật ở đây nhé ạ!

2. Sữa hạt thuần chay, không biến đổi gen, không đậu nành, không đường.

Các chị Pan thích sữa hạt này vô cùng. Tỉ lệ mua lại lên đến hơn 90%. Lý do chủ yếu vì vị nhạt dễ uống, đỡ ăn nhiều tinh bột xấu (cho người béo phì và tiểu đường). Giàu canxi và không nhiều calo như các ngũ cốc tự xay. Sữa hạt nhập khẩu với công nghệ cao khác hoàn toàn luôn. Rất xứng đáng và quan trọng dùng được cho từ trẻ em đến người già. Bởi vậy, thay sữa bò bằng sữa hạt để bảo vệ tim mạch nhé ạ! 

 Thành phần: 36 loại gồm:
 Nhóm mạch: Yến mạch, Đại mạch, Kiều mạch,…
 Nhóm các loại hạt tiêu biểu: Hạt điều, Hạnh nhân, Óc chó,…
 Nhóm đậu: Đậu đỏ, đậu đen, đậu kiếm,…
 Nhóm hoa quả rau củ: Chà là, Hoa hướng dương, Tảo đỏ Ireland,…

Sữa hạt 36 loại Giàu dinh dưỡng Nhập khẩu

3. Omega-3 tảo Algae thuần chay

Ngoài dùng để cân bằng nội tiết tố, omega-3 chất béo tốt từ tảo thuần chay, không tạp chất còn quan trọng rất nhiều cho sức khoẻ tim mạch. Từ 18 tuổi trở lên mình có thể dùng được rồi nhé ạ! 

Nhiều kết quả đã nghiên cứu cho thấy rằng các axit béo Omega-3 có thể hỗ trợ sức khỏe rất nhiều trong việc bảo vệ hệ tim mạch như tác dụng hạ huyết áp, làm chậm quá trình hình thành mảng bám ở mạch máu, giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim, đột quỵ hay giảm nguy cơ đột tử do bệnh tim ở những mắc bệnh tim...

Omega-3 có thể làm giảm mức triglyceride, một loại mỡ máu xấu và gia tăng HDL, loại mỡ máu tốt cho cơ thể. Omega-3 cũng có thể làm giảm kết dính tiểu cầu và dự phòng nghẽn mạch vành, giảm nguy cơ gây rối loạn nhịp tim; đồng thời tăng cường trương lực động mạch, giảm khả năng bị xơ vữa động mạch và giảm các yếu tố viêm. 

Ngoài uống Omega-3 thì mình hãy ăn thêm trái bơ, dầu olive nguyên chất hữu cơ, và các loại hạt chia, lanh, gai dầu nhé ạ! 

Mình xem thêm chế độ ăn giảm gan nhiễm mỡ ở đây ạ! 

 

 

Viết bình luận của bạn