Banner top Banner top

Mẹo dinh dưỡng giúp hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả

Oanh Nguyễn
Thứ Năm, 10/11/2022

Tuy là một chủ đề nhạy cảm nhưng táo bón lại là vấn đề có khá nhiều người mắc phải. Đây là một hiện tượng liên quan đến nhu động ruột. Các triệu chứng có thể bao gồm khó đi nặng và đi ít hơn 3 lần một tuần. Đừng lo lắng, việc lựa chọn thực phẩm thông minh và áp dụng những thói quen tốt có thể khắc phục đường ruột của bạn làm việc hiệu quả hơn. Thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp giữ cho ruột của bạn hoạt động điều độ. 

Mẹo dinh dưỡng cho người bị táo bón

1. Bổ sung nguồn thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ có thể giúp tăng cường sức khỏe theo nhiều cách khác nhau. Chất xơ giúp kiểm soát hàm lượng cholesterol và lượng đường trong máu. Ngoài ra, nó cũng có thể tăng tốc độ vận chuyển chất thải qua hệ tiêu hóa, giúp bạn đi ngoài đều đặn và dễ dàng hơn.

Khuyến nghị hàm lượng bổ sung hàng ngày cho chất xơ trong chế độ ăn uống là 14g cho 1.000 calo, tức là khoảng 25g/ngày đối với phụ nữ và 31g/ngày cho nam giới.

Các nguồn bổ sung chất xơ bao gồm:

  • Trái cây, chẳng hạn như quả việt quất, quả mâm xôi, dâu tây, lê, táo bỏ vỏ, mận khô (sấy khô hoặc hầm) và nho khô. Ngoài ra, các sản phẩm chiết xuất từ quả mọng như Canxi thực vật thuần chay hay CODEAGE Vitamin C công nghệ Liposome cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào.
  • Các loại quả hạch và các loại hạt: như hạnh nhân, đậu phộng, hồ đào, quả óc chó, bí ngô, hướng dương, hạt lanh và hạt chia.
  • Các loại rau và đậu như đậu xanh, bông cải xanh, khoai lang, bí đỏ.
  • Thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bánh mì ngũ cốc nguyên chất và mì ống làm từ nguyên liệu hữu cơ.

Ngược lại, chế độ ăn ít chất xơ rất dễ gây ra táo bón. Thực phẩm ít chất xơ từ ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng, mì Ý, các loại mì ống khác và bánh nướng làm từ bột mì trắng sẽ làm trầm trọng thêm hoạt động của đường ruột.

2. Chú ý đọc nhãn thành phần của thực phẩm bạn muốn ăn

Lượng chất xơ trong thực phẩm được ghi trên nhãn thành phần của thực phẩm, trong mục "Carbohydrate". Khi lựa chọn sản phẩm, bạn hãy:

  • Hướng đến các loại thực phẩm có hơn 5% DV (phần trăm giá trị dinh dưỡng hàng ngày) chất xơ trong mỗi khẩu phần.
  • Thực phẩm giàu chất xơ chứa 20% hoặc nhiều hơn trong mỗi khẩu phần.

3. Không hấp thu quá nhanh các thực phẩm giàu chất xơ

Bổ sung chất xơ quá nhanh có thể làm bụng của bạn khó chịu. Nếu trước đây bạn không ăn hoặc ít ăn thực phẩm giàu chất xơ, hãy tăng lượng chất xơ này lên từ từ để cơ thể bạn quen dần.

Bạn có thể gia tăng hàm lượng chất xơ từ từ trong 5 ngày và không tăng quá 5g mỗi ngày. Thực hiện theo phương pháp này cho đến khi đạt được hàm lượng vừa đủ như bạn mong muốn.

4. Kết hợp thực phẩm giàu chất xơ với nước

Bạn có thể vừa ăn thực phẩm giàu chất xơ vừa uống nhiều nước hoặc đồ uống không đường khác trong ngày. Chất lỏng giúp làm mềm chất thải và dễ dàng bài tiết ra ngoài hơn. Bắt đầu ngày mới với đồ uống ấm là một cách làm hiệu quả cho sức khỏe đường ruột. Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung thêm một số sản phẩm hỗ trợ đường ruột làm việc hiệu quả hơn như enzyme tiêu hóa thải độc, men vi sinh lợi khuẩn hoặc trà diếp cá.

Nếu bạn không uống đủ nước, thực phẩm giàu chất xơ có thể làm tăng nguy cơ táo bón. Lượng nước bạn cần bổ sung phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm tuổi tác, giới tính, tần suất hoạt động thể chất và khí hậu nơi bạn sống.

5. Vận động

Vận động cũng có thể giúp bạn đi ngoài đều đặn. Những người không hoạt động thể chất thường xuyên có nguy cơ dễ bị táo bón hơn. Nếu bạn không có thời gian thì chỉ cần giành 10 đến 15 phút đi bộ sau mỗi bữa ăn cũng có thể giúp ruột của bạn hoạt động tốt hơn.

6. Tìm đến bác sĩ

Táo bón có thể dẫn đến đầy hơi và chán ăn. Nếu tình trạng táo bón của bạn ngày càng trở nặng, hãy liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.

Hiện Pan đang có ưu đãi tặng thực đơn 7 ngày detox giảm mỡ miễn phí cho các sản phẩm Protein sữa hạt, anh chị nhà mình xem tại đây nha ạ.

 

Viết bình luận của bạn