Banner top Banner top

Nắm ngay 7 lợi ích sức khỏe & giảm cân của việc cắt giảm đường

Oanh Nguyễn
Thứ Bảy, 17/12/2022

Quyết định cắt giảm lượng đường bổ sung trong chế độ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Đường có mặt trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống khác nhau, ngay cả những thực phẩm được coi là "lành mạnh" cũng có thể chứa đường. Mặc dù đường không được coi là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng nếu chỉ tiêu thụ với hàm lượng ít thì sẽ bạn sẽ không gặp rắc rối.

MỤC LỤC

Tại sao bạn nên cắt giảm đường?

7 lợi ích sức khỏe của việc cắt giảm đường

Tại sao bạn nên cắt giảm đường?

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị hạn chế lượng đường bổ sung dưới 10% so với lượng calo tiêu thụ hàng ngày của bạn. Trong khi đó, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị phụ nữ không ăn quá 100 calo đường bổ sung và 150 calo cho nam giới.

Điều quan trọng cần lưu ý là những khuyến nghị này không bao gồm các loại đường tự nhiên có trong thực phẩm nguyên chất như trái cây hoặc sữa. Cơ thể của bạn cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa toàn bộ thực phẩm và xử lý đường tự nhiên.

Còn với đường bổ sung, cơ thể bạn hấp thụ chúng nhanh hơn hoặc không thể xử lý chúng đủ nhanh. Các loại đường này được sử dụng để làm ngọt thực phẩm và đồ uống trong quá trình chế biến và chuẩn bị. Hãy nghĩ đến nước ngọt, nước ép trái cây hoặc chất làm ngọt trong cốc cà phê bạn uống vào buổi sáng. 

Việc bổ sung quá nhiều đường, dù được thêm vào hay tự nhiên đều có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Đặc biệt, tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh gan, tiểu đường, béo phì và các tình trạng sức khỏe khác cao hơn. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe tiềm năng mà việc cắt giảm đường khỏi chế độ ăn uống mang đến cho bạn.

Lợi ích sức khỏe của việc cắt giảm đường

Giảm lượng đường bổ sung mà bạn tiêu thụ có thể giúp giảm cân và nhiều hơn thế nữa. Dưới đây là 7 lợi ích bạn có thể nhận được từ việc cắt giảm đường.

1. Giúp điều chỉnh lượng đường trong máu

Tuyến tụy tiết ra một loại hormone gọi là insulin để cơ thể xử lý lượng đường trong máu. Hãy coi insulin như một chiếc chìa khóa: nó cho phép đường đi vào tế bào của bạn. Nhưng khi quá nhiều đường đi vào máu cùng một lúc, tuyến tụy sẽ tiết ra nhiều insulin để cố gắng duy trì. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, bạn có thể bị kháng insulin: khi các tế bào của bạn dần dần ngừng phản ứng với insulin và đường tích tụ trong máu. 

Cuối cùng, kháng insulin có thể dẫn đến tiền tiểu đường và tiểu đường loại 2. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra những người thường xuyên tiêu thụ đồ uống có đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.

Giảm lượng đường bổ sung, tập thể dục và tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh có thể cải thiện độ nhạy insulin. Khi các tế bào của bạn nhạy cảm hơn với insulin, chúng cần ít insulin hơn để hấp thụ lượng đường trong máu. Điều này có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu của bạn và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

2. Giảm cân

Nếu bạn duy trì lượng đường bổ sung dưới mức khuyến nghị hàng ngày thì việc tiêu thụ đường sẽ không gây tăng cân. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều đường bổ sung dẫn đến béo phì và thừa cân.

Đặc biệt, chế độ ăn nhiều đường bổ sung gây tăng mỡ bụng hay mỡ nội tạng. Loại mỡ này không những ảnh hưởng ngoại hình mà còn có liên quan đến các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường và bệnh tim. 

Vì sức khỏe lâu dài của bạn, hãy hạn chế thực phẩm và đồ uống có đường. Chọn những loại ít đường bổ sung như trái cây và rau củ. Nếu cần bổ sung đường mà bạn có thể cân nhắc sử dụng Đường ăn kiêng Erythritol ăn kiêng 0 calo. Điều này có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng và giảm mỡ bụng. 

3. Cải thiện sức khỏe răng miệng 

Một người hảo ngọt có thể gặp rắc rối nếu bạn không cẩn thận trong việc loại bỏ đường dính trên răng. Theo thời gian, vi khuẩn trong miệng có thể phân hủy đường để tạo ra axit. Axit này dần dần phá hủy bề mặt răng và gây sâu răng. Quá nhiều vi khuẩn cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm nướu, dẫn đến bệnh nướu răng.

Giảm lượng đường bổ sung trong chế độ ăn uống của bạn xuống dưới 10% tổng lượng calo mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ phát triển sâu răng, theo khuyến nghị của WHO.

Bất kể lượng đường nạp vào cơ thể là bao nhiêu, bạn cũng nên vệ sinh răng miệng tốt bằng cách dùng chỉ nha khoa hàng ngày, đánh răng hai lần mỗi ngày bằng kem đánh răng có chứa florua và đến gặp nha sĩ ít nhất mỗi năm một lần.

4. Giảm nguy cơ mắc bệnh gan

Các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung có liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Loại bệnh gan này không liên quan đến rượu, ngộ độc kim loại nặng hoặc nhiễm virus.

Nhiệm vụ của gan là phân hủy fructose, một loại đường bổ sung. Nhưng lượng đường fructose dư thừa, đặc biệt là từ đồ uống có đường đến gan sẽ được chuyển thành chất béo. Cuối cùng, khi có quá nhiều chất béo được lưu trữ trong gan có thể phát triển thành NAFLD. Nếu bạn cắt giảm lượng đường bổ sung có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan.

5. Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Đường bổ sung có liên quan gián tiếp và trực tiếp đến bệnh tim. Chế độ ăn kiêng với hơn 20% tổng lượng calo từ đường bổ sung có liên quan đến mức chất béo trung tính cao, một loại mỡ trong máu. Chất béo trung tính tăng cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Một nghiên cứu đã kiểm tra mức tiêu thụ đường bổ sung hàng ngày và nguy cơ mắc bệnh tim ở hơn 11.000 người trong khoảng 15 năm. Những người tham gia tiêu thụ 25% hoặc nhiều hơn lượng calo hàng ngày từ đường có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao hơn gấp đôi so với những người tiêu thụ ít hơn 10% lượng calo từ đường bổ sung. Điều này được phát hiện có thể xảy ra bất kể tuổi tác, giới tính, chủng tộc hay dân tộc và mức độ hoạt động thể chất. 

Ngay cả khi bạn đã có cân nặng khỏe mạnh, việc giảm lượng đường bổ sung có thể giúp giữ cho huyết áp, cholesterol và chất béo trung tính của bạn ở mức khỏe mạnh. Điều này cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

6. Giảm mụn trứng cá và cải thiện sức khỏe làn da

Một lý do khác để bạn cắt giảm lượng đường khỏi chế độ ăn đó là sức khỏe làn da của bạn sẽ được cải thiện nếu bạn không tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung. Quá nhiều đường có nghĩa là cơ thể bạn sẽ tiết ra nhiều insulin và các hormone giống như insulin. Những kích thích tố này có thể kích hoạt những thay đổi liên quan đến da: cơ thể bạn có thể sản xuất nhiều nội tiết tố androgen hơn (như testosterone) và nhiều bã nhờn (chất nhờn), cả hai đều có thể dẫn đến mụn trứng cá.

Cắt giảm lượng đường bổ sung cũng có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa da của bạn. Khi bạn dần tiến đến tuổi già, các collagen và protein đàn hồi trong da của bạn bị lão hóa một cách tự nhiên, dẫn đến nếp nhăn và chảy xệ. Đường, cùng với thực phẩm nướng, chiên, nhiều dầu chứa nhiều chất phản ứng với collagen và sợi đàn hồi trên da của bạn. Bạn càng tiêu thụ nhiều đường, da của bạn càng nhanh nhão xệ và mất tính đàn hồi.

Mặc dù giảm lượng đường bổ sung không thể đảo ngược nếp nhăn nhưng nó có thể làm chậm quá trình lão hóa da. Ăn một số loại thảo mộc và gia vị như đinh hương, gừng, tỏi và oregano cũng có thể giúp làm chậm sự xuất hiện của các nếp nhăn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung thêm collagen và vitamin C để trẻ hóa làn da của mình.

7. Giảm nguy cơ trầm cảm

Những gì chúng ta ăn vào có thể ảnh hưởng đến chức năng của não bộ và tác động đến tâm trạng của chúng ta. Ví dụ, ăn theo chế độ lành mạnh chú trọng đến cá; protein từ ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, bột protein thực vật; chất xơ và vitamin từ trái cây, rau tươi; chất béo lành mạnh (chế độ ăn Địa Trung Hải) giúp giảm nguy cơ mắc các triệu chứng trầm cảm.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy đồ uống có đường có liên quan đến nguy cơ mắc các triệu chứng trầm cảm cao hơn. Điều này có thể là do quá nhiều đường có thể gây nghiện: Khi bạn ăn đường, não của bạn sẽ giải phóng endorphin và dopamine - những loại hormone khiến bạn cảm thấy dễ chịu trong lúc này. Theo thời gian, điều này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.

Hiện Pan đang có ưu đãi tặng thực đơn 7 ngày detox giảm mỡ miễn phí cho các sản phẩm Protein sữa hạt, anh chị nhà mình xem tại đây nha ạ.

Viết bình luận của bạn