Banner top Banner top

Phát hiện điều trị bệnh rối loạn chuyển hóa phenylalanin niệu ở trẻ sơ sinh

Oanh Nguyễn
Thứ Hai, 19/12/2022

Phenylketon niệu (PKU) là một bệnh di truyền lặn do  liên quan tới chuyển hóa phenylalanin (Phe) do thiếu hụt enzym phenylalanin hydroxylase (PAH) chuyển hóa phenylalanin thành tyrosin. Bệnh được chẩn đoán lần đầu năm 1934 và năm 1960 bệnh PKU đã được sàng lọc sơ sinh trên diện rộng ở các nước Châu  Âu. Tỉ lệ mắc bệnh từ 1: 4.400 – 1: 8.000 tuỳ từng quốc gia. Bệnh nhân có thể phát triển tinh thần vận động bình thường nếu được chẩn đoán và điều trị thích hợp ngay từ sơ sinh.

MỤC LỤC

1. Nguyên nhân

2. Chẩn đoán

3. Điều trị

4. Tiên lượng

1. Nguyên nhân

Đột biến đồng hợp tử hoặc dị hợp tử kép của gen PAH (mã hoá enzym phenylalanin hydroxylase) hoặc thiếu chất đồng vận PH4 sẽ dẫn tới thiếu hụt enzym PHA làm tăng phenylalanine trong máu. Kết quả tăng phenylalanine máu quá cao làm tổn thương não dẫn tới chậm phát triển tinh thần, vận động. Dựa vào đột biến gen có thể tiên lượng mức độ nặng hoặc phụ thuộc PH4.

2. Chẩn đoán

2.1 Lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng của bệnh PKU là thoái triển thần kinh tiến triển: chậm phát triển tinh thần, vận động, co giật, tăng trương lực cơ.

2.2 Cận lâm sàng

- Xét nghiệm thường quy:

Các xét nghiệm hoá sinh máu thường quy: không có biến đổi bất thường.

- Xét nghiệm đặc hiệu

+ Định lượng acid amin máu, acylcartinine máu (MS/MS):

Tăng phenylalanine máu

Tyrosine máu giảm hoặc bình thường

+ Phân tích gen: phát hiện đột biến gây bệnh trên gen PAH.

+ Đo hoạt độ enzyme: hiện ít thực hiện trong thực hành lâm sàng, thường được ứng dụng trong nghiên cứu chức năng.

2.3 Chẩn đoán xác định

2.3.1 Chẩn đoán xác định khi trẻ có biểu hiện lâm sàng: dựa vào lâm sàng và xét nghiệm định lượng acid amin máu có tăng phenylalanine máu

2.3.2 Chẩn đoán khi chưa có biểu hiện lâm sàng qua sàng lọc sơ sinh và sàng lọc nguy cơ cao

Sàng lọc nguy cơ cao cho các đối tượng có anh/chị em ruột hoặc gia đình có người mắc hoặc nghi mắc bệnh RLCHBS

Sàng lọc sơ sinh cho tất cả các trẻ sinh ra khoẻ mạnh bằng phương pháp phổ khối kép (MS/MS).

Các trường hợp tăng phenylalanine được khẳng định chẩn đoán bằng xét nghiệm định lượng acid amin máu và phân tích gen.

2.3.3 Chẩn đoán mức độ nặng của bệnh

- Tăng Phenylalanine máu nhẹ: Phe < 600Mmol/l (Đức), < 400 Mmol/l (Anh), < 420 Mmol/l (Mỹ).

- Thể nhạy cảm với PKU: nồng độ Phe giảm sau sử dụng BH4 trong các bệnh nhân thể nhẹ

- Thể PKU điển hình: Phe > 600 Mmol/l

3. Điều trị

Đối với thể tăng phenylalanine máu nhẹ không cần điều trị, chỉ theo dõi nồng độ Phe và biểu hiện lâm sàng định kỳ

Mục tiêu của điều trị:

1 – 10 tuổi: Phe từ 40 – 240 Mmol/l

11 – 16 tuổi: Phe từ 40 – 900 Mmol/l

16 tuổi: Phe < 1200 Mmol/l

Giai đoạn mang thai: Phe từ 120 -360 Mmol/l Phát triển thể chất phù hợp với lứa tuổi

3.1 Điều trị trong các đợt ốm

- Sử dụng các chế phẩm không có phenylalanine

- Sử dụng dịch glucose polymer để cung cấp năng lượng theo bảng 4.1

- Điều trị các triệu chứng và nguyên nhân.

- Truyền dung dịch glucose 8 mg/kg/phút nếu trẻ ăn kém

Tuổi

Nồng độ Glucose

polymer (%)

Năng lượng Kcal/100ml Nhu cầu hằng ngày Tần suất cho ăn
Dưới 6 tháng 10 40 150ml/kg

2 – 3 giờ/lần

hoặc

Bơm liên tục

7 – 12 tháng 10-15 40 – 60 120ml/kg

2 – 3 giờ/lần

hoặc

Bơm liên tục

1 tuổi 15 60 1200ml

2 – 3 giờ/lần

hoặc

Bơm liên tục

2 – 9 tuổi 20 80 Theo cân nặng

2 – 3 giờ/lần

hoặc

Bơm liên tục

Trên 10 tuổi 25 100 Theo cân nặng

2 – 3 giờ/lần

hoặc

Bơm liên tục

3.2 Điều trị duy trì lâu dài

3.2.1 Chế độ ăn

Chế độ ăn hạn chế protein theo lứa tuổi và tuỳ mỗi bệnh nhân theo mục tiêu điều trị như bảng 4.2.

- Cung cấp các yếu tố vi lượng: sắt, magan, kẽm, đồng…

- Cung cấp các acid amin thiếu yếu theo nhu cầu.

- Cung cấp cấc acid béo cần thiết DHA/EPA

3.2.2 Theo dõi điều trị

- Lịch khám và làm xét nghiệm máu

1 tuổi: Xét nghiệm 1 – 2 tuần/lần, khám lâm sàng 3 tháng/lần.

10 tuổi: Xét nghiệm 2 – 4 tuần/lần, khám lâm sàng 3 – 6 tháng/lần.

11 – 16 tuổi: Xét nghiệm 4 tuần/lần, khám lâm sàng 6 tháng/lần.

16 tuổi: Xét nghiệm 2 – 3 tháng/lần, khám lâm sàng 6 – 12 tháng/lần.

- Đánh giá lâm sàng: phát triển thể chất và tâm thần theo lứa tuổi, các biến chứng thần kinh như co giật, tăng trương lực cơ.

- Xét nghiệm: định lượng acid amin máu, các yếu tố vi lượng, chức năng gan, thận.

4. Tiên lượng

Tiên lượng tốt:

- Điều trị trước 3 tháng tuổi

- Tuân thủ và đạt được mục tiêu điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. A. M. J. van Wegberg et al (2017). The complete European guidelines on phenylketonuria: diagnosis and treatment. Orphanet Journal of Rare Diseases 12:162.
  2. Johannes Zschocke & Georg F. Hoffman (2011). Disorders of ohenylalanine and tyrosine metabolism. Vademecum Metabolicum,67 – 68.
  3. Blau N, van Spronsen FJ, Levy HL (2010). Phenylketonuria. Lancet 376(9750): 1417–27. 
  4. Van Spronsen FJ (2010). Phenylketonuria management from an European perspective: a commentary. Mol Genet Metab. 100(2):107–10.

"Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em (cập nhật 2020)", BV Nhi Trung Ương

Anh chị có thể inbox Pan Happy hoặc liên hệ qua hotline zalo 0964821468 để được hướng dẫn dinh dưỡng cho mẹ và bé khỏe nha ạ. 

Viết bình luận của bạn