Banner top Banner top

Vị giác ảnh hưởng như thế nào đến thói quen ăn uống và sức khỏe của bạn?

Oanh Nguyễn
Thứ Ba, 25/10/2022

Bạn có thói quen ăn uống một loại thức ăn hay uống một loại thức uống nhất định? Có những loại thực phẩm người này muốn ăn hoài nhưng cũng là loại thực phẩm ấy lại không bao giờ nằm trong thực đơn của một số người? Bạn có biết những điều này đều khởi nguồn từ cảm nhận vị giác. Hãy cùng Pan Happy khám phá cách vị giác làm việc và liệu vị giác của bạn có đang khiến bạn gặp phải những vấn đề về sức khỏe không nhé!

Gần đây, các chuyên gia sau quá trình nghiên cứu đã phát hiện ra vị giác (yếu tố di truyền và cơ địa) của một người có ảnh hưởng đến cách thói quen ăn uống của họ và từ đó tác động đến sức khỏe của chính người đó.

Vị giác làm việc như thế nào?

Để một người có thể cảm nhận được vị của thức ăn hay đồ uống thì đầu lưỡi là vị trí cảm nhận vị đầu tiên. Trung bình lưỡi của con người có từ 2000 - 4000 chồi vị giác. Trên đầu của mỗi chồi chính là cơ quan cảm nhận vị giác. Điều này giúp một người có thể phân biệt được 5 vị chính, đó là:

- Vị ngọt

- Vị chua

- Vị đắng

- Vị mặn

- Vị umami (vị ngọt thịt)

Vị giác ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch

Một nghiên cứu mới của Ứng cử tiến sĩ dinh dưỡng Julie E. Gervis - người muốn làm rõ lý do tại sao mọi người thường khó lòng lựa chọn những thực phẩm tốt cho cơ thể mà lại chọn những thức ăn mà vị giác của họ yêu thích, đã tìm thấy mối liên kết giữa điểm số vị giác và loại thực phẩm thường xuyên có trong chế độ ăn uống của một người.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã phát hiện những đối tượng tham gia có điểm số về vị đắng cao hơn những người khác chỉ nạp khoảng hai phần ngũ cốc nguyên chất cho mỗi tuần. Còn đối với những người ăn ít rau hơn thì có điểm số vị umami cao hơn, đặc biệt là những loại rau có màu đỏ và cam.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan giữa điểm số vị giác và các mối nguy dẫn đến vấn đề về tim mạch. Chẳng hạn, những người tham gia có điểm số vị ngọt cao hơn thì hàm lượng triglyceride trong máu của họ có xu hướng thấp hơn những người còn lại.

Hướng dẫn xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Gervis khi được hỏi làm thế nào để hỗ trợ các bệnh nhân chưa có chế độ ăn uống đúng đắn có thể điều chỉnh và xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống healthy hơn từ những kết quả của nghiên cứu, cô đã đưa ra câu trả lời với hy vọng rằng các bác sĩ có thể sử dụng kết quả nghiên cứu sự liên quan giữa vị giác và cách chọn thực phẩm của một người để từ đó đưa ra lời khuyên, tư vấn cho bệnh nhân một cách hiệu quả hơn.

Ứng dụng kết quả nghiên cứu

Đối với những người có chỉ số vị đắng cao, ít ăn ngũ cốc nguyên hạt, thì giải pháp đem đến là họ có thể bổ sung thêm một số loại gia vị hoặc chọn cho mình loại thực phẩm khác phù hợp với cảm nhận vị giác của họ, Julie E. Gervis cho biết.

Mục đích cuối cùng của nghiên cứu là giúp mọi người hiểu được lý do tại sao họ chỉ yêu thích và nạp một số loại thực phẩm nhất định và mọi người có thể ứng dụng thông tin này để thay đổi, kiểm soát các loại thức ăn, đồ uống nạp vào cơ thể một cách khoa học hơn nhằm nâng cao và cải thiện sức khỏe tim mạch. Ví dụ nếu bạn là người thích ăn mặn hãy thay đổi thói quen này bằng cách hạn chế thêm muối và gia vị vào thức ăn hàng ngày. Còn nếu bạn thích ăn đồ ngọt và béo thì hãy chọn đồ ăn ít đường, hạn chế chất béo và tìm giải pháp thay thế như thay đường bằng mật ong và giảm dần việc sử dụng đồ ăn nhanh.

---

Nguồn: Medical News Today

Viết bình luận của bạn