Banner top Banner top

Ai nên tầm soát ung thư đường tiêu hoá? Ung thư thuộc nhóm thường gặp nhất

Trần Khánh Trang
Thứ Hai, 16/10/2023

Các chị Pan thân mến, ung thư đường tiêu hoá là một trong những loại ung thư phổ biến nhất, với tỉ lệ mắc cao nhất. Nếu theo dõi cơ thể, thay đổi chế độ ăn uống càng sớm càng tốt, rủi ro mắc các bệnh này sẽ giảm đáng kể. 

PGS.TS Nguyễn Công Long – Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa – Gan mật, BV Bạch Mai cho biết, ung thư đường tiêu hóa là một trong những bệnh ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất tại Việt Nam. Việc sàng lọc, tầm soát ung thư giúp phát hiện và chẩn đoán sớm cùng với những phác đồ điều trị ở giai đoạn sớm sẽ giúp cho nhiều bệnh nhân có cơ hội kéo dài sự sống, khả năng khỏi bệnh cao.

Theo PGS. Long, tầm soát phát hiện sớm ung thư ống tiêu hóa qua nội soi là phương pháp hiệu quả và gần như chắc chắn nhất hiện nay. Việc tầm soát phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa nên được tiến hành ở người bình thường độ tuổi trên 50. Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ xuất hiện tổn thương ở ống tiêu hoá.

Ngoài ra, những người hút thuốc lá nhiều, uống rượu bia nhiều nên tầm soát vì nguy cơ cao mắc ung thư thực quản.

Người có tiền sử gia đình, bố mẹ mắc ung thư dạ dày, ung thư đại tràng cũng nên đi kiểm tra hàng năm để phát hiện tổn thương tiền ung thư.

Bên cạnh đó, nhóm đối tượng phát hiện viêm dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày nặng cũng cần phân loại tầm soát hàng năm để có dữ liệu xem bao lâu thì nên tầm soát lại bằng soi thực quản dạ dày hay soi đại tràng.

"Người trẻ tuổi, khỏe mạnh bình thường nếu không có triệu chứng gì đặc biệt thì không cần thiết phải đổ xô đi tầm soát ung thư đường tiêu hoá" – PGS. Long nhấn mạnh và khuyến cáo người dân cần chú ý đến các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa bao gồm:

- Đường tiêu hóa trên gồm khoang miệng, thực quản, dạ dày, tuyến tụy, gan, đường mật, ruột non. Những rối loạn và triệu chứng như khó nuốt, đầy hơi, khó tiêu, trào ngược dạ dày, đau bụng, nôn khan và nôn ra máu kéo dài kèm theo mệt mỏi, sụt cân...

- Đường tiêu hóa dưới gồm đại trực tràng, hậu môn. Những rối loạn và hiện tượng như táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, đại tiện ra máu... thì nên đi khám để được bác sĩ tư vấn, điều trị kịp thời.

Thống kê tại Trung tâm Tiêu hóa – Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai, mỗi tháng có khoảng 100 ca ung thư đường tiêu hóa được phát hiện sớm và điều trị cắt tổn thương ung thư qua nội soi, chủ yếu ở người trên 50 tuổi.

Thời gian qua, Bệnh viện Bạch Mai đã phối hợp với các chuyên gia đầu ngành của Đại học Nagoya Nhật Bản có nhiều bước hợp tác, nghiên cứu để nâng cao chất lượng chẩn đoán điều trị, áp dụng các phương pháp tiến bộ nhất để cứu chữa người bệnh.

Tại hội thảo lần này, chuyên gia 2 bên sẽ chia sẻ, cập nhật kiến thức, kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị sớm Ung thư đường tiêu hoá như: Chỉ định ESD dạ dày từ đơn giản đến phức tạp: Kinh nghiệm từ chuyên gia Nhật Bản (ESD là kỹ thuật nội soi cho phép cắt bỏ khối ung thư ở giai đoạn sớm ở niêm mạc ống tiêu hóa, phổ biến nhiều ở dạ dày, đại tràng, thực quản mà không cần mổ mở); Tiếp cận các kỹ thuật mới và trí tuệ nhân tạo trong ESD để điều trị tổn thương polyp lớn đại trực tràng; Nội soi can thiệp tại Bệnh viện Bạch Mai; Siêu âm nội soi trong tổn thương tụy; Can thiệp đường mật dưới hướng dẫn siêu âm nội soi…

Chế độ ăn uống giảm nguy cơ ung thư đường tiêu hoá

Và cũng giúp cơ thể không bị thừa cân, thừa mỡ máu, các chị xem trực tiếp tại link này nhé!

Các dinh dưỡng hỗ trợ chế độ ăn giảm mỡ khoa học, giảm nguy cơ ung thư đường tiêu hoá. Các chị ăn đủ, cân đối chế độ sinh hoạt hằng ngày nữa nhé ạ! 

- Đạm thực vật

- Omega-3 chất béo tốt. Dừng ăn các chất béo xấu như các thực phẩm rán chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm rán đi rán lại nhiều lần, thực phẩm rán cháy,...

- Dinh dưỡng thải độc làm lành sạch cơ thể, giảm tích tụ độc tố trong đường ruột, cụ thể là Giấm táo hữu cơ có con giấm mẹ. 

Nguồn: Sức khoẻ Đời sống - Cơ quan Ngôn luận của Bộ Y Tế

Viết bình luận của bạn