Tìm hiểu về chế độ ăn chống viêm: Lợi ích sức khỏe, những thực phẩm nên ăn & cần tránh
Oanh Nguyễn
Thứ Bảy,
12/10/2024
Viêm mãn tính là nguyên nhân và là chất xúc tác gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm và phổ biến: đột quỵ, các vấn đề về tim mạch và tiểu đường. Tình trạng viêm cũng liên quan đến tăng cân và béo phì. Và các loại thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày có thể kích thích tình trạng viêm nhiễm theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
Một kế hoạch ăn uống chống viêm giúp cơ thể chống viêm mãn tính, có khả năng làm chậm hoặc đảo ngược các trạng thái bệnh và kéo dài tuổi thọ, chưa kể đến nó còn giúp thúc đẩy tinh thần và hướng đến một sức khỏe tổng thể khỏe mạnh.
MỤC LỤC
Lợi ích của chế độ ăn chống viêm
Danh sách thực phẩm chống viêm
Chế độ ăn chống viêm khá dễ thực hiện. Dưới đây là lời tư vấn của một số chuyên gia dinh dưỡng có trình độ giúp bạn tìm hiểu thêm về chế độ ăn uống chống viêm.
Chế độ ăn chống viêm là gì?
Chế độ ăn chống viêm là chế độ ăn uống tập trung vào việc giảm và ngăn ngừa tình trạng viêm mãn tính trong cơ thể.
Tiến sĩ, Chuyên gia dinh dưỡng Pooja Mahtani cho biết chế độ ăn chống viêm bao là chế độ ăn các loại thực phẩm chủ yếu có tác dụng chống viêm và tránh các thực phẩm có tính chất gây viêm trong tự nhiên. Mặc dù có những thông tin hướng dẫn chung về những loại thực phẩm được coi là chống viêm và gây viêm, nhưng thực tế cần phải tìm ra những loại thực phẩm phù hợp với từng cá nhân. Thực phẩm gây viêm cho một người có thể an toàn đối với một người khác.
Có hai nguyên tắc chung của chế độ ăn uống chống viêm:
- Ăn tất cả thực phẩm giàu chất béo lành mạnh và chất dinh dưỡng thực.
- Duy trì đường huyết ổn định (tránh tăng và giảm lượng đường trong máu).
Lợi ích của chế độ ăn chống viêm
Nếu nguyên nhân của tình trạng viêm nhiễm vấn không phải do chấn thương hoặc nhiễm trùng cấp tính mà là do chế độ ăn kiêng gây nên thì tình trạng viêm nhiễm sẽ không dừng lại cho đến khi bạn thay đổi chế độ ăn của mình.
Theo thời gian, nếu tình trạng viêm mãn tính vẫn không được khắc phục thì có thể làm hỏng các mô và cơ quan khỏe mạnh trong cơ thể, góp phần gây ra những vấn đề sau:
- Bệnh tim mạch
- Xương khớp
- Viêm khớp dạng thấp
- Bệnh Alzheimer
- Bệnh parkinson
- Ung thư
Mặt khác, làm giảm chứng viêm có thể làm giảm triệu chứng của các bệnh mãn tính, cải thiện sức khỏe tinh thần và sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, một chế độ ăn chống viêm đã được chứng minh giúp chống lại một số bệnh, góp phần kéo dài tuổi thọ, làm chậm quá trình lão hóa và giảm các chứng rối loạn tâm thần.
Trong một bài đánh giá được công bố trên Tạp chí Sức khỏe, Dân số và Dinh dưỡng số 13 vào năm 2022, các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng việc tuân thủ lâu dài chế độ ăn chống viêm có thể ngăn ngừa trầm cảm và lo lắng, trong khi ăn nhiều thực phẩm gây viêm có thể thúc đẩy và làm trầm trọng thêm những triệu chứng này.
Danh sách thực phẩm chống viêm
Mỗi người phản ứng khác nhau với thực phẩm ở một mức độ nào đó. Những thực phẩm tốt cho sức khỏe người này có thể nhạy cảm với người khác. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm được coi là chống viêm đối với hầu hết mọi người. Những thực phẩm đó bao gồm:
- Trái cây, đặc biệt là trái cây giàu chất xơ như quả mọng, lê và táo.
- Các loại rau, đặc biệt là họ hành và các loại rau họ cải, như tỏi, hành lá, hành tây, tỏi tây, bông cải xanh, bắp cải, súp lơ trắng, cải bẹ xanh và cải brussels. Nếu không thể đa dạng loại rau hay không thể ăn được nhiều rau thì nên chọn đạm thực vật từ thực vật, nhiều loại rau củ quả hạt để bổ sung đa dạng lượng chất.
- Bơ hữu cơ
- Dầu dừa
- Dầu ô liu
- Quả bơ
- Quả hạch
- Các loại hạt, đậu
- Ngũ cốc giàu chất xơ như quinoa
- Gia vị chống viêm như nghệ và gừng
- Thực phẩm giàu omega-3 như cá béo (cá hồi, cá ngừ,...). Nếu không thể ăn đủ lượng cá béo để cung cấp đủ omega-3 thì có thể bổ sung thêm thực phẩm bổ sung omega-3 từ tảo, tinh khiết hơn và giảm khả năng nhiễm kim loại.
- Thịt gia cầm hữu cơ
- Chất xơ làm sạch hệ tiêu hóa
- Dầu tảo Omega-3 Tảo Algae thuần chay cao cấp
Danh sách thực phẩm gây viêm
Các thực phẩm gây viêm mà bạn nên tránh là thực phẩm chế biến sẵn, đường và chất béo xấu có xu hướng gây ra phản ứng viêm trong cơ thể.
Dưới đây là bảng phân tích toàn diện hơn về các loại thực phẩm bạn nên tránh (hoặc hạn chế càng nhiều càng tốt) trong chế độ ăn kiêng chống viêm:
- Đường tinh luyện
- Xi-rô bắp
- Chất làm ngọt nhân tạo
- Dầu ăn hay bất cứ thực phẩm nào chứa chất béo chuyển hóa
- Dầu hạt cải
- Dầu đậu nành
- Bánh mì trắng
- Mì ống trắng
- Đồ ăn vặt và bánh ngọt
- Thịt chế biến như xúc xích
- Thực phẩm đóng gói, đặc biệt là thực phẩm giàu natri
- Bơ thực vật
- Cá nuôi
- Gia cầm được nuôi công nghiệp
Mahtani cho biết thêm: “Ở nhiều người, gluten, sữa, đậu nành và bắp cũng thường là những tác nhân gây viêm nhiễm."
Hiện Pan đang có ưu đãi tặng thực đơn 7 ngày detox giảm mỡ miễn phí cho các sản phẩm Protein sữa hạt, anh chị nhà mình xem tại đây nha ạ.