Banner top Banner top

Chế độ ăn giảm đau cho người bị viêm loét dạ dạy

Oanh Nguyễn
Thứ Sáu, 11/11/2022

Viêm loét dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến đối với nhiều người. Viêm loét dạ dày đem đến nhiều hệ quả tiêu cực đối với sức khỏe. Khi các triệu chứng viêm loét vừa mới xuất hiện, bạn có thể ngăn chặn và cải thiện bằng chế độ dinh dưỡng bên cạnh liệu trình sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn. Dưới đây, Pan Happy tổng hợp một số tips dinh dưỡng ăn kiêng hỗ trợ bạn điều trị bệnh viêm loét dạ dày trong giai đoạn đầu.

Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày

Rất có thể bạn đã bị viêm loét dạ dày nếu có một hoặc nhiều các triệu chứng như đau bụng âm ỉ, buồn nôn, tiêu chảy, sụt cân, ợ hơi, trào ngược axit, ăn không ngon, luôn cảm thấy đói nhưng không có cảm giác thèm ăn.

Nhiều người thường nghĩ dạ dày bị viêm là do ăn cay hoặc đồ chua. Tuy nhiên thực tế những loại thực phẩm cay, chua hay mặn không phải nguyên nhân chính gây tình trạng viêm loét, chúng là nhân tố làm nặng thêm tình trạng bệnh. Bệnh viêm loét dạ dày xảy ra là do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori), do bạn lạm dụng thuốc giảm đau NSAID hoặc sử dụng thuốc steroid hay SSRI quá liều tạo áp lực lên dạ dày dẫn đến niêm mạc dạ dày bị viêm loét. 

Nếu không được điều trị, viêm loét dạ dày có thể dẫn đến đau mãn tính, viêm và thậm chí là ung thư dạ dày. Nhưng đừng lo lắng, ở giai đoạn khởi phát bạn chỉ cần chăm chỉ uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì sẽ nhanh chóng điều trị khỏi căn bệnh này.

Nguồn dinh dưỡng ngăn ngừa và điều trị viêm loét dạ dày cho người ăn kiêng

Để ngăn ngừa H. pylori xâm nhập vào dạ dày, bạn có thể bổ sung các thực phẩm này trong chế độ ăn kiêng của mình, bao gồm: trái cây, rau và men vi sinh. Nguồn dinh dưỡng này giúp bảo vệ đường ruột, chống lại vi khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch và còn nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra còn có Omega-3 tảo Algae thuần chay giúp chống viêm, tăng cường trao đổi chất, cân bằng nội tiết tố nữ và thúc đẩy quá trình giảm cân hiệu quả.

Dưới đây là danh sách bạn cần đặc biệt lưu ý bổ sung trong chế độ ăn dành cho người bị viêm loét dạ dày:

  • Trái cây (đặc biệt là quả mọng)
  • Các loại ngũ cốc và các loại hạt
  • Súp lơ trắng
  • Bắp cải
  • Cần tây
  • Ớt chuông
  • Cà rốt
  • Bông cải xanh
  • Mật ong
  • Tỏi
  • Trà xanh
  • Rau xanh
  • Thực phẩm có men vi sinh như sữa chua hoặc kim chi

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như anh đào, quả việt quất, cải xoăn và rau bina giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm và thậm chí giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày. Hơn nữa, một nghiên cứu chỉ ra rằng sulforaphane, một hợp chất được tìm thấy trong bông cải xanh có khả năng chống lại H. pylori. Bạn có thể bổ sung những loại thực phẩm này từ CODEAGE Vitamin C công nghệ Liposome cung cấp hàm lượng vitamin C cần thiết hàng ngày cho cơ thể với thành phần phức hợp bioflavonoid từ quả mọng nhằm tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa oxy hóa; Viên trà xanh chống oxy hóa tự nhiên 72 ngày tăng cường miễn dịch; Protein Orgain Superfoods Đạm thực vật Detox giảm mỡ 50 rau củ quả hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe đường ruột.

Thực phẩm người bị viêm loét dạ dày nên tránh

  • Một số loại thực phẩm có thể gây ra tình trạng trào ngược axit như:
  • Đồ cay, nóng
  • Rượu bia
  • Sô cô la
  • Cafein
  • Thực phẩm có axit như cam quýt và cà chua

Ngoài ra, ăn quá nhiều hoặc ăn trong khoảng thời gian 2-3 giờ trước khi đi ngủ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược dạ dày. 

Hiện Pan đang có ưu đãi tặng thực đơn 7 ngày detox giảm mỡ miễn phí cho các sản phẩm Protein sữa hạt, anh chị nhà mình xem tại đây nha ạ.

 

Viết bình luận của bạn