Banner top Banner top

Đường ngọt, đường tinh luyện: sát thủ thầm lặng phá hủy sức khỏe

Lê Quang
Thứ Bảy, 12/10/2024

Đường là một loại carbohydrate đơn giản đóng vai trò phụ gia có trong một số loại thực phẩm và đồ uống có vị ngọt. Không giống như thực phẩm và đồ uống có chứa đường tự nhiên, chế độ ăn có chứa thêm đường không cung cấp giá trị dinh dưỡng đáng kể. Chúng cũng là một nguồn năng lượng kém, vì cơ thể tiêu hóa đường bổ sung rất nhanh. Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như tăng nguy cơ tăng cân, tiểu đường, sâu răng.

What's the Difference Between Sugar in Fruit and Sugar in Sweets and Candy?  | Britannica

Ngược lại, các sản phẩm, thực phẩm lành mạnh, chẳng hạn như các sản phẩm từ sữa, rau và trái cây, tự nhiên có chứa đường lại chứa hương vị ngọt ngào hơn và đi kèm với một loạt các chất dinh dưỡng mang lại lợi ích sức khỏe cao. Chính vì vậy, việc tăng cường và bổ sung các loại thực phẩm có chứa vị ngọt tự nhiên từ trái cây, rau củ là vô cùng cần thiết. Để hiểu cách mà “loại sát thủ” này gây hại cho cơ thể sau mỗi bữa ăn, dưới đây là 5 lý do vì sao đường tinh luyện lại có hại đến thế nhé.

MỤC LỤC

1. Giá trị dinh dưỡng kém

2. Tăng cân

3. Bệnh tiểu đường

4. Sâu răng

5. Bệnh tim mạch

1. Giá trị dinh dưỡng kém

Đường chứa calo rỗng. Việc bỏ thêm đường vào thực phẩm và đồ uống sẽ làm tăng đáng kể hàm lượng calo nhưng lại không chứa lợi ích dinh dưỡng nào. Trong khi đó, cơ thể thường tiêu hóa những loại thực phẩm và đồ uống này một cách nhanh chóng. Điều này đồng nghĩa rằng đường không phải là nguồn năng lượng tốt cho cơ thể.

Các sản phẩm có chứa đường tự nhiên rất khác nhau. Ví dụ, trái cây và các sản phẩm từ sữa có chứa đường tự nhiên. Cơ thể tiêu hóa những thực phẩm này với tốc độ chậm hơn, làm cho chúng trở thành nguồn năng lượng lâu dài. Những sản phẩm như vậy cũng có xu hướng chứa các chất dinh dưỡng khác. Ví dụ, chúng cũng chứa chất xơ và một loạt các vitamin và khoáng chất.

Những lầm tưởng về đường

Người trưởng thành ở Mỹ trung bình tiêu thụ khoảng 308 calo từ đường bổ sung mỗi ngày. Con số này nhiều hơn rất nhiều so với khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) về 100 calo từ đường bổ sung cho nữ và 150 calo cho nam giới. Hơn nữa, việc tiêu thụ calo rỗng sẽ làm suy yếu lợi ích sức khỏe của việc tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống khác có chất dinh dưỡng cao. 

Vì vậy, nếu muốn bổ sung ngọt, các Cô Chú, Anh Chị nhà mình có thể bổ sung ngọt tự nhiên từ rau củ quả tự nhiên có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn như vitamin, chất xơ,.. lượng calo cơ thể nạp vào cũng thấp hơn.  

2. Tăng cân

Một nguy cơ đáng kể của việc tiêu thụ lượng đường dư thừa trong chế độ ăn uống là tăng cân. Trong hầu hết các trường hợp, thực phẩm và đồ uống có đường có lượng calo cao, tiêu thụ quá nhiều các sản phẩm này sẽ dẫn đến tăng cân, ngay cả khi tập thể dục thường xuyên. Bởi vì cơ thể thường tiêu hóa các sản phẩm có chứa đường bổ sung nhanh hơn, chúng không bù đắp cơn đói quá lâu. Điều này có thể dẫn đến việc thèm ăn, ăn thường xuyên hơn trong suốt cả ngày và cơ thể sẽ chứa lượng calo tổng thể lớn hơn.

Làm thế nào để tăng cân lành mạnh? | Vinmec

Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy đường có thể ảnh hưởng đến các con đường sinh học điều chỉnh cơn đói. Leptin là một hormone điều chỉnh cơn đói bằng cách xác định lượng năng lượng cơ thể cần, sự gián đoạn chức năng leptin có thể dẫn đến tăng cân và béo phì. Một nghiên cứu trên chuột từ năm 2011 cho thấy chế độ ăn nhiều chất béo và đường có thể dẫn đến kháng leptin. Kháng leptin xảy ra khi cơ thể không còn đáp ứng với leptin một cách chính xác. Qua đó, gây ra chứng thèm ăn mất kiểm soát.

Vì vậy, khi sử dụng các chế phẩm, sản phẩm với mục đích giảm cân, Cô Chú Anh Chị nhà mình nên kiểm tra hàm lượng đường trước khi sử dụng, tránh phản tác dụng mà hoang phí tiền. Các dòng đạm thực vật nhà Pan hầu như hoàn toàn đường từ rau củ tự nhiên cho nên hàm lượng đường tự nhiên lành tính thấp, chủ yếu cho vị thanh nhạt như đạm PVL thực vật không đường hay hàm lượng đường 0g hoặc đạm DY dạng túi dễ dùng tiện lợi có lượng đường tự nhiên khiêm tốn từ cây cỏ ngọt stevia, chỉ 0,01g mỗi khẩu phẩn. 

3. Bệnh tiểu đường

Một chế độ ăn nhiều calo dưới bất kỳ hình thức nào cũng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, chế độ ăn nhiều đường có lượng calo cao. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Một phân tích tổng hợp dữ liệu từ 310.819 người cho thấy những người tiêu thụ nhiều đồ uống có đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 26% so với những người có mức tiêu thụ thấp. Đặc biệt, Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyên chúng ta nên hạn chế đồ uống có đường để ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2.

Nhận biết các dấu hiệu bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Chính vì vậy, bệnh tiểu đường thường kiêng đường hoặc bổ sung đường 0 calo, giảm tình trạng thay đổi đường huyết. Ngoài ra, chế độ ăn của người tiểu đường cũng cần đa dạng vitamin và chất xơ hơn, giàu đạm dễ tiêu để giảm gắng nặng, áp lực cho cơ thể. 

Nguồn đạm nên ăn như:

4. Sâu răng

Tiêu thụ đường có thể gây sâu răng và có thể dẫn đến sự phát triển của các bệnh về răng sau này. Sau khi hấp thụ đường, vi khuẩn trong miệng hình thành một lớp mảng bám mỏng trên răng. Những vi khuẩn này phản ứng với các loại đường có trong thực phẩm và đồ uống. Phản ứng này kích hoạt giải phóng một loại axit gây hại cho răng. Theo thời gian, chế độ ăn nhiều đường sẽ gây ra tổn hại lâu dài. Điều này sẽ dẫn đến sâu răng, tạo ra những lỗ thủng hình thành trên răng.

Cách ngừa sâu răng cho người lớn hiệu quả, dễ áp dụng

5. Bệnh tim mạch

Chế độ ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Kết quả của một nghiên cứu kéo dài 15 năm cho thấy những người hấp thụ nhiều đường bổ sung trong chế độ ăn uống của họ có nhiều khả năng tử vong vì bệnh tim hơn đáng kể so với những người có lượng đường bổ sung hạn chế trong chế độ ăn uống của họ.

Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở nước ta tăng cao

Ngày nay, bệnh lý tim mạch không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi nữa mà độ tuổi mắc bệnh đang trẻ hóa, xảy ra với cả người trẻ. Bệnh tim mạch thường xảy ra ở người có chế độ ăn nhiều chất béo không lành mạnh, béo phì, ít vận động, hút thuốc nhiều, tăng huyết áp, tăng cholesterol,... Đặc biệt, tiểu đường hay đái tháo đường khi biến chứng có thể dẫn tới bệnh tim mạch. Vì vậy, trong chế độ sinh hoạt, cần có các biện pháp để giảm thiểu các nguyên nhân dẫn tới bệnh tim mạch như: 

  • Giảm cholesterol bằng việc sử dụng các chất béo lành mạnh như omega-3 hay giấm táo để đào thải lượng cholesterol dư thừa
  • Giảm đường huyết bằng chế độ ăn ít đường, hoặc không đường tinh luyện, ăn đường 0 calo hoặc bổ sung viên chiết xuất quế giảm đường huyết.
  • Tăng cường vận động hàng ngày, duy trì tối thiểu 30 phút và tùy theo từng thể trạng có những bài tập khác nhau
  • Giảm béo phì có thể thay đổi bằng cách kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể hàng ngày thông qua thực đơn hoặc dùng đạm thực vật có sẵn calo, lượng carbonhydrate, lượng đường tính sẵn, đảm báo không quá nhiều calo hay vượt ngưỡng đường. 

> Đọc thêm:

Mách bạn thực đơn 5 ngày thải độc, giảm cân nhanh chóng, hiệu quả

6 công thức nước uống detox thải độc hỗ trợ thon dáng, đẹp da

Viết bình luận của bạn