Banner top Banner top

[Pan Happy] Phòng và cải thiện ruột kích thích, viêm dạ dày qua ăn uống khoa học

Trần Khánh Trang
Thứ Bảy, 12/10/2024

Chế độ ăn phù hợp nhất với người bị hội chứng ruột kích thích

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bị hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến có xu hướng ngày càng tăng, khiến người bệnh luôn khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Mặc dù nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích đến nay chưa rõ ràng nhưng ngoài một số yếu tố được cho là điều kiện thuận lợi khởi phát hội chứng ruột kích thích như: căng thẳng, stress, nhiễm khuẩn đường ruột, dùng kháng sinh kéo dài, thay đổi thời tiết, chu kỳ kinh nguyệt… thì có mối liên quan mật thiết giữa chế độ ăn uống với hội chứng ruột kích thích.

Hội chứng ruột kích thích

Hình ảnh: BioGastro Hội chứng ruột kích thích. 

1.1. Hội chứng ruột kích thích là gì

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn chức năng đường tiêu hóa, gây ra các cơn đau bụng hoặc khó chịu tái phát và liên quan đến thay đổi thói quen đại tiện. Hội chứng ruột kích thích là chứng rối loạn phổ biến nhất của hệ tiêu hóa và có khoảng 10% dân số thế giới chịu ảnh hưởng. Tỷ lệ mắc Hội chứng ruột kích thích ở phụ nữ cao hơn so với nam giới (khoảng 60%) và độ tuổi thường mắc là từ 20 đến 50 tuổi.

1.2. Nguyên nhân gây Hội chứng ruột kích thích

  • Hội chứng ruột kích thích được cho là do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất khiến các triệu chứng bắt đầu xuất hiện là sau một đợt ngộ độc thực phẩm hoặc viêm dạ dày ruột. 
  • Căng thẳng, lo âu, stress cũng có thể gây ra Hội chứng ruột kích thích và làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn ở những người đã mắc.
  • Trong một số trường hợp, ăn uống không điều độ hoặc một chế độ ăn uống thất thường có thể là nguyên nhân gây ra Hội chứng ruột kích thích.
  • Một số loại thuốc, đặc biệt khi dùng lâu dài cho các bệnh mạn tính, có thể gây ra các triệu chứng Hội chứng ruột kích thích như tiêu chảy và táo bón.
  • Sự thay đổi về số lượng và sự đa dạng của hệ vi sinh vật ở đường tiêu hóa cũng là một nguyên nhân có thể gây ra các triệu chứng Hội chứng ruột kích thích. 

Người bệnh cần thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tập thể dục đều đặn. Tạo tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh lo âu, căng thẳng kéo dài. Từ bỏ các thói quen có hại như lạm dụng rượu, bia, hút thuốc lá…

Về ăn uống, nên tránh ăn các đồ ăn gây kích thích, rối loạn tiêu hoá. Nếu đã ăn một loại thực phẩm mà có biểu hiện đau bụng, rối loạn tiêu hóa vài lần thì nên hạn chế. Tốt nhất là tránh không ăn loại thực phẩm đó nữa.

Nếu có tình trạng đầy hơi gây khó chịu cần loại bỏ các thực phẩm sinh hơi như: thức uống có gas, rau củ như bắp cải…

Một số trường hợp người bệnh không dung nạp gluten sẽ bị tiêu chảy, đau bụng khi sử dụng thực phẩm này (lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen), vì vậy nên loại bỏ. Không sử dụng các chất kích thích, cà phê, gia vị mạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ…

Nhúng cá qua thứ này trước khi rán: Cá giòn tan không dính chảo, chẳng lo  bắn dầu ăn lên áo

1.3. Triệu chứng Hội chứng ruột kích thích

Các triệu chứng phổ biến nhất của Hội chứng ruột kích thích là đau bụng, chướng bụng và đại tiện bất thường (tiêu chảy, táo bón).

80% người mắc Hội chứng ruột kích thích bị đau bụng. Cơn đau bụng trong Hội chứng ruột kích thích có thể được cảm nhận ở bất cứ vị trí nào của bụng, nhưng thường là ở vùng bụng dưới. Cơn đau có thể trở nên trầm trọng hơn ngay sau khi ăn, và thuyên giảm đôi chút sau khi đi tiêu nhưng không hết hẳn. Triệu chứng đau bụng không phải lúc nào cũng có thể dự đoán được và có thể thay đổi theo thời gian.

Một triệu chứng phổ biến khác là chướng bụng. Người mắc Hội chứng ruột kích thích có thể sẽ gặp tình trạng bụng phình to dần trong ngày, thấy rõ vào cuối ngày khi mặc đồ rộng. Triệu chứng có thể giảm khi nằm hoặc nghỉ ngơi qua đêm. Chướng bụng thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ, đặc biệt vào tuần trước kỳ kinh.

35% bệnh nhân hội chứng ruột kích thích mắc táo bón, 40% mắc tiêu chảy, phần còn lại mắc hỗn hợp cả hai hoặc không phân loại. Việc xác định các loại Hội chứng ruột kích thích khác nhau này rất quan trọng vì các phương pháp điều trị thường hoạt động khá khác nhau tùy thuộc vào tiêu chảy hay táo bón là triệu chứng chính.

Một số triệu chứng phổ biến khác là đầy hơi, cảm giác đi tiêu không hết và xuất hiện chất nhầy trong phân. Đôi khi các tình trạng khác cũng có thể xảy ra, chẳng hạn như cảm thấy mệt mỏi, nôn, buồn nôn và mất ngủ.

1.4. Tác động của Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích
– Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống
Hội chứng ruột kích thích gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau bụng, tiêu chảy, táo bón và đầy hơi, chướng bụng. Bệnh lý này có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh, khiến cho họ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và giảm chất lượng cuộc sống. Trong một nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người mắc hội chứng ruột kích thích, hơn 70% số người bệnh cho biết Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của họ và hơn 60% số người bệnh cho biết IBS ảnh hưởng đến sự tự tin và tâm trạng của họ.

Ảnh hưởng của Hội chứng ruột kích thích – Gánh nặng kinh tế
Không chỉ có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hội chứng ruột kích thích còn gây ra gánh nặng kinh tế đáng kể cho người bệnh. Theo một nghiên cứu của Cục Dịch vụ Y tế Hoa Kỳ, chi phí điều trị hội chứng ruột kích thích tại Mỹ đã đạt gần 2 tỷ USD mỗi năm tính đến năm 2015. Đây là một con số rất lớn và cho thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu và đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho người bệnh và hệ thống y tế.

 

2. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người bị hội chứng ruột kích thích

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân đối các loại thực phẩm là giải pháp cơ bản giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả hội chứng ruột kích thích.

Người bệnh cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống đủ nước, trung bình 2 lít/ngày đối với người trưởng thành.

Nắng nóng nên uống nước như thế nào?

Nên sử dụng các thức ăn được chế biến mềm, dễ tiêu hóa. Ăn chậm, nhai kỹ. Không nên ăn quá no. Tốt nhất nên chia thành nhiều bữa nhỏ, mỗi lần ăn lượng thức ăn vừa phải để giảm bớt áp lực cho hệ tiêu hoá.

Trường hợp có biểu hiện táo bón thì nên tăng cường chất xơ để thúc đẩy nhu động ruột, kích thích tiêu hóa. Nên ăn các loại thực phẩm như: ngũ cốc, rau lang, rau mồng tơi, khoai lang, chuối, bơ, đu đủ… Nếu bị tiêu chảy nên áp dụng chế độ ăn ít chất xơ.

Big Italian Salad

Nên ăn protein nạc

Protein nạc được tiêu hóa dễ và bạn sẽ không bị đầy hơi và khó tiêu sau khi ăn. Còn các loại thịt béo rất giàu chất béo bão hòa. Loại chất béo này khó tiêu hóa hơn và gây viêm ruột, có thể làm cho các triệu chứng hội chứng ruột kích thích trầm trọng hơn.

Một số thức ăn chứa protein nạc tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích bao gồm: thịt thăn, thịt bò nạc, ức gà… 

Theo Bộ Y Tế, để tối ưu hóa dinh dưỡng cho cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh mạn tính, chúng ta cần giảm tiêu thụ đạm từ các loại thịt, đồng thời tăng cường bổ sung nguồn đạm thực vật. Bên cạnh đó, nên cân đối nguồn đạm động vật và thực vật theo tỷ lệ ở trẻ em lần lượt là 70% : 30% và ở người lớn là 30% : 70%. 

Đạm thực vật thường được tìm thấy trong đậu nành, đậu Hà Lan, lúa mạch...với ít chất béo bão hòa, ít cholesterol, được coi là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho tim mạch và sức khỏe.

Đạm PVL mang đến một sản phẩm từ Protein thực vật với bảng thành phần hoàn hảo cho sức khỏe, chất lượng từ Canada và được hàng nghìn khách hàng tin dùng trên toàn cầu.

CÁCH SỬ DỤNG:

  • Bữa ăn thay thế, detox: dùng trực tiếp hoặc với sinh tố, nước ép, pha uống đạm, không ăn thêm để giảm cân, giảm mỡ. Hiệu quả giảm cân đã được nhiều khách hàng feedback đánh giá, từ 1-4kg/tháng. Giảm cân khoa học, lành mạnh, an toàn, không giảm nước, gây mệt mỏi.
  • Bữa ăn dinh dưỡng: cho cô chú, anh chị, ông bà đang cần tăng cân, phục hồi sức sau ốm đau bệnh tật, phẫu thuật. Dùng vào các bữa chính hoặc bữa phụ, pha với sinh tố, nước ép uống.
    Đặt ngay tại đây
  • Tăng cơ săn chắc, phục hồi sau tập luyện như yoga, gym, dance: Dùng trước sau để bổ sung năng lượng, cho cơ bắp được phục hồi, đạm nhiều tăng cơ. 
  • Tăng sức đề kháng, miễn dịch: cung cấp enzyme tự nhiên giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng, ngừa táo bón, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. 
  • Dinh dưỡng thiết yếu cho người tiểu đường, suy thận, ung thư: đạm không đường tinh luyện, hoàn toàn từ thực vật, lượng ít, không ảnh hưởng nồng độ insulin ở người đái tháo đường. Đạm dễ tiêu hóa, không gây áp lực lên thận và dễ kiểm soát lượng đạm nạp hàng ngày thông qua khẩu phần. Dinh dưỡng sạch, đã được kiểm nghiệm, an toàn, không nạp thêm chất độc cho người bệnh ung thư hay các bệnh khác
  • Bổ sung canxi cho trẻ mau lớn: Đạm có thêm canxi mau lớn bổ sung hàng ngày, đạm sạch, không gây dậy thì sớm.
  • Xương khớp chắc khỏe: uống cùng collagen, bổ sung thêm đạm, khoáng kích thích sản sinh collagen, bôi trơn khớp, bổ sung canxi cho xương chắc khỏe. 
  • Sáng da, giảm nám: Detox an toàn với đạm dinh dưỡng đầy đủ chất, tự nhiên, có thể dùng thay thế bữa ăn, dùng với nước không hoặc dùng với sinh tố, nước ép. 

Rau và trái cây

Rau và trái cây chứa chất xơ rất tốt cho hệ vi khuẩn đường ruột, giúp hỗ trợ tiêu hóa. Người bệnh nên bổ sung dần dần những loại rau ít gây đầy hơi và chướng bụng như: rau lá xanh, khoai tây, khoai lang, bí đao, cà rốt, cà tím… Nên ăn rau nấu chín để tránh bị rối loạn tiêu hóa.

Một số loại trái cây giúp kiểm soát tốt các triệu chứng hội chứng ruột kích thích như: quả bơ, chuối, việt quất, dưa lưới, đu đủ, kiwi…

Để đáp ứng nhu cầu chất dinh dưỡng có từ rau xanh và hoa quả, theo Tổ chứ y tế thế giới và Khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam, một người trưởng thành hàng ngày nên tiêu thụ ít nhất từ 300 gam rau xanh và 100 – 200 gram hoa quả sẽ giúp phòng chống nguy cơ mắc các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng. 

Ăn bao nhiêu rau củ một ngày là đủ? - Báo Phụ Nữ

Chọn chất xơ hòa tan

FODMAP là từ viết tắt của một số loại carbohydrate chuỗi ngắn (đường) được tìm thấy trong thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như đầy hơi ở những người bị hội chứng ruột kích thích.

Nên sử dụng nguồn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan nhưng có hàm lượng FODMAP thấp như: yến mạch, chuối, cam, quả bơ, khoai lang… Nghiên cứu cho thấy, chất xơ hòa tan có thể có lợi cho những người bị ruột kích thích, giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh.

Chất xơ hoà tan có trong Thải độc đại tràng 2 trong 1 của thương hiệu HealthAid, sản phẩm HealthAid Colonease với tinh chất tinh dầu thuần thực vật và 4 tỷ lợi khuẩn. 

Viên thải độc đại tràng 2 trong 1 thêm lợi khuẩn HEALTHAID

Chất xơ hoà tan cũng có trong dòng đạm thực vật DY Protein

Bổ sung thực phẩm giàu omega - 3

Thực phẩm giàu omega-3 có tác dụng chống viêm, vì tình trạng viêm ruột cũng góp phần gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích. Nên ăn các loại cá béo giàu omega-3 bao gồm: cá hồi, cá trích, cá cơm, cá mòi, cá ngừ, cá thu…; quả hạnh, bơ, dầu ô liu…

Thực ăn lên men

Thực phẩm lên men chứa nhiều chủng men vi sinh tự nhiên tốt cho hệ tiêu hóa. Sữa chua nguyên chất (không thêm đường) có thể giúp ích cho người bị hội chứng ruột kích thích. 

- Kim chi muối sạch
- Kombucha 
- Giấm táo hữu cơ có giấm mẹ 
- Đạm thực vật từ thực vật lên men
- Sữa chưa nguyên chất không đường 

3. Gợi ý một số thực phẩm tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích

Trứng

Trứng là lựa chọn an toàn cho người bị hội chứng ruột kích thích. Trứng dễ chế biến và dễ tiêu hóa. Vì vậy, người bệnh có thể ăn trứng mà không lo các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng.

Yến mạch

Yến mạch là một nguồn chất xơ hòa tan rất tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích. Loại ngũ cốc nguyên hạt này cũng có hàm lượng FODMAP tương đối thấp khi ăn vừa phải.

Các loại hạt

Các loại hạt là nguồn cung cấp chất xơ, protein và acid béo omega-3 chống viêm và tốt cho hệ vi khuẩn đường ruột. Người bệnh nên ăn các loại hạt như: hạnh nhân, óc chó, mắc ca...

Cà tím

Cà tím chứa ít FODMAP, ít calo và là nguồn cung cấp mangan, folate và kali dồi dào. Cà tím chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Tuy nhiên, người bệnh có thể giảm bớt lượng chất xơ không hòa tan bằng cách gọt bỏ vỏ cà tím. Đồng thời nấu cà tím bằng dầu ô liu vừa ngon vừa dễ tiêu hóa.

Khoai tây

Khoai tây là lựa chọn tốt vì chúng không chứa FODMAP. Khoai tây có cả chất xơ hòa tan và không hòa tan nhưng chỉ cần gọt bỏ vỏ khoai tây là bạn có thể giảm lượng chất xơ không hòa tan.

Khoai lang

Khoai lang cũng là một thực phẩm an toàn đối với người bị hội chứng ruột kích thích vì chúng giàu chất xơ hòa tan và các chất dinh dưỡng như vitamin B6 và kali. Tuy nhiên, không giống như khoai tây, khoai lang có chứa đường có thể gây ra các triệu chứng hội chứng ruột kích thích nếu ăn quá nhiều. Vì vậy, người bệnh nên ăn vừa phải.

Đậu bắp

Đậu bắp là một nguồn cung cấp chất xơ hòa tan tuyệt vời và một loạt các chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin B6, kali, canxi. Tuy vậy, đậu bắp cũng có hàm lượng đường fructans tương đối cao có thể gây ra các triệu chứng hội chứng ruột kích thích nếu ăn nhiều. Vì vậy, người bệnh chỉ ăn vừa phải, nên ăn đậu bắp nấu chín kỹ sẽ dễ tiêu hóa hơn.

Quả bơ

Quả bơ rất giàu protein, vitamin, chất xơ hòa tan và chất béo lành mạnh. Đối với hầu hết những người bị hội chứng ruột kích thích, ăn một quả bơ thường là an toàn, tốt nhất là chọn loại dầu bơ không có FODMAP.

Chuối

Chuối giàu chất xơ hòa tan và ít FODMAP. Nên chọn ăn chuối khi chúng chưa quá chín, vì khi chuối chín kỹ có hàm lượng FODMAP cao hơn.

Quả kiwi

Quả kiwi rất giàu vitamin C cũng với lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan bằng nhau. Kiwi cũng là một loại thực phẩm có hàm lượng FODMAP thấp tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích.

4. Thực phẩm hỗ trợ, men vi sinh Pan đánh giá tốt nhất cho vấn đề ruột kích thích, viêm dạ dày 

BioGastro•IBS giảm tần suất đau bụng, chướng bụng sau 1 tuần sử dụng

Mua Men vi sinh BioGastro • IBS cải thiện hội chứng ruột kích thích và viêm  đại tràng co thắt xuất xứ Thụy Điển hộp 1 lọ 30 viên nang | Tiki

 

BioGastro•IBS giảm tần suất đau bụng, chướng bụng sau 1 tuần sử dụng

BioGastro•IBS giảm tần suất đau bụng, chướng bụng sau 1 tuần sử dụng

Kết luận: Điều trị 4 tuần bằng L. plantarum DSM 9843 giúp giảm triệu chứng hiệu quả, đặc biệt là đau bụng và đầy hơi, ở những bệnh nhân hội chứng ruột kích thích đáp ứng các tiêu chí Rome III.

Tài liệu tham khảo: Ducrotté P, Sawant P, Jayanthi V. Clinical trial: Lactobacillus plantarum 299v (DSM 9843) improves symptoms of irritable bowel syndrome. World J Gastroenterol. 2012 Aug 14;18(30):4012-8. doi: 10.3748/wjg.v18.i30.4012. PMID: 22912552; PMCID: PMC3419998

Thông tin bài viết: Báo Sức khoẻ Đời Sống, BioGastro Việt Nam